Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

“Làm rõ thêm trách nhiệm của Đảng trước nhân dân”

 (GDVN) - "Theo tôi, kỳ này chúng ta sửa đổi Hiến pháp mà Hội đồng Bảo hiến chỉ dừng lại ở mức tư vấn thì rất đáng tiếc. Tôi đề nghị bàn lại, không phải chỉ ở Hội đồng biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà bàn ở cấp cao hơn, cần thiết thì Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương phải bàn" - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu cho biết. 

 Gắn Đảng, Nhà nước với nhân dân là thực tế đúng đắn 

Đất nước ta đã qua bốn bản Hiến pháp và mỗi bản Hiến pháp ấy có từng đặc điểm lịch sử phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vậy kỳ này chúng ta sửa cái gì? Ông Nguyễn Văn Yểu phân tích: “Tôi thấy là rất nhiều nội dung cơ bản chúng ta giữ, thí dụ như là chế độ chính trị, chế độ kinh tế, tổng thể về mặt nhà nước… giữ như vậy là rất đúng và làm sâu sắc thêm, hoàn thiện thêm.
Có một vấn đề mà tôi rất tâm đắc và trước Tết đã góp ý là kỳ này trong mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nước, rồi thì vấn đề quyền công dân, quyền con người là chúng ta tập trung. Có một vấn đề mà nhân dân đang rất mong đợi là phải thể hiện cho được trên thực tế quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền con người, quyền công dân ngày càng được đảm bảo tốt hơn”.

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề, không thể yêu cầu Hiến pháp quy định chi tiết cụ thể mà chỉ mang tính khái quát, còn Quốc hội có trách nhiệm luật hóa cụ thể về quyền con người, quyền công dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây cũng là điều mà không chỉ có các nhà khoa học, mà ngay cả các đồng chí hưu trí và công dân ở nhiều địa phương mong mỏi.

Ông Nguyễn Văn Yểu - Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại hội thảo khoa học góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do các cơ quan của Văn phòng Quốc hội và Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức. Ảnh - Ngọc Quang.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Yểu cũng nhận định, lịch sử cách mạng Việt Nam chúng ta gắn liền với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, gắn liền với việc ra đời nhà nước cách mạng của chúng ta. Như vậy, Đảng và mặt trận phải có trước chính quyền.
“Chính quyền phong kiến ngày xưa thì chúng ta không bàn, nhưng chính quyền cách mạng là chính quyền ngày này, vì vậy sự gắn bó máu thịt giữa Đảng, nhân dân với chính quyền nhà nước là một thực tế khách quan, xuất phát từ thực tế lịch sử ở Việt Nam, xuất phát từ tình cảm, sự tín nhiệm của nhân dân ta đối với Đảng   phim võ thuật   do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Gắn Đảng, nhà nước với nhân dân là một thực tế đúng đắn.
Dự thảo Hiến pháp lần này tiếp tục khẳng định điều đó và làm rõ thêm trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Tôi có một số ý kiến đề nghị là cần làm rõ hơn nữa Đảng lãnh đạo thế nào? Đây là điều cần phải cố gắng hoàn thiện ở Hiến pháp này, đồng thời cũng hoàn thiện trong các quy chế của Đảng, trong pháp luật cụ thể”, ông Yểu bày bỏ.

 Bàn về cơ chế bảo hiến 

Xung quanh vấn đề quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu chia sẻ rằng, ông cùng với một số đồng chí đã nghiên cứu về cơ chế bảo hiến và đặt vấn đề: Ở Việt Nam chúng ta cơ chế bảo hiến như thế nào là có hiệu quả? Ông Yểu nhận định: “Cơ chế bảo hiến hiện nay đang được đánh giá là thấp, cho nên trong dự thảo lần này có nói đến cơ chế bảo hiến do Quốc hội thành lập đó là Hội đồng bảo hiến. Tuy nhiên, ở dự thảo chưa thể hiện rằng đây là cơ quan tài phán, đó là điều đáng tiếc. Hội đồng Bảo hiến phải tài phán.

Trong điều kiện của Việt Nam, có những điều luật của Quốc hội mà vi hiến thì xử lý thế nào? Theo tôi cũng có thể đặt ở mức là qua tài phán thì đình chỉ và đề nghị với Quốc hội xem xét lại, chứ không phải là bãi bỏ ngay. Theo tôi, kỳ này chúng ta sửa đổi Hiến pháp mà Hội đồng Bảo hiến chỉ dừng lại ở mức tư vấn thì rất đáng tiếc. Tôi đề nghị bàn lại, không phải chỉ ở Hội đồng biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà bàn ở cấp cao hơn, cần thiết thì Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương phải bàn”.

Trong phần bàn về Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Văn Yểu cho rằng, đang để phần pháp lệnh quá dài, ngay cả vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính từ cấp huyện, cấp xã mà bây giờ lại đưa về cho Thường vụ Quốc hội là không đúng, cái đó phải thuộc về cơ quan hành pháp mà bấy lâu nay người ta vẫn làm. Nếu các đồng chí lo ngại xảy ra tình trạng tùy tiện thì phải có cơ chế giám sát, chứ không nên vì vậy mà đưa về cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quá nhiều việc cụ thể.

“Ngay từ khi còn công tác tại Quốc hội thì tôi và nhiều đồng chí khác cũng đã nêu ý kiến đề xuất mong mỏi trong thời gian không xa làm sao để Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải ra các pháp lệnh nữa. Bây giờ, chúng ta sửa đổi Hiến pháp mà lại đưa pháp lệnh vào thì không biết là pháp lệnh sẽ còn tồn tại đến bao giờ? Theo tôi Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ nên tập trung vào việc chuẩn bị cho các kỳ họp Quốc hội và giải quyết những công việc đặc thù mà không thể giao cho cơ quan khác được”.


xem phim thai cuc quyen 2012

xem phim thai cuc quyen 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét