Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Sửa Luật Cư trú: Cần đảm bảo các quyền của công dân

 Một số những quy định đưa ra nhằm siết chặt hoạt động quản lý cư trú của người dân như: cấm doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn đối với người lao động với mục đích nhập khẩu hay xóa đăng ký thường trú đối với công dân xuất cảnh từ hai năm trở lên... 

Đó là hai trong nhiều nội dung không nhận được sự đồng tình của các Ủy viên UBTVQH trong phiên họp sáng 26-2.

 Xuất cảnh 2 năm trở lên bị xóa đăng ký thường trú 

Các hành vi bị cấm trong dự thảo Luật bao gồm: Nghiêm cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động nhưng thực tế người này không làm việc tại doanh nghiệp đã ký hợp đồng đó hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để người này nhập hộ khẩu vào thành phố trực thuộc Trung ương; Các hành vi gian dối điều kiện nhập hộ khẩu để trục lợi.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp 

Thẩm tra nội dung này, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với việc bổ sung nghiêm cấm hành vi này để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý những hành vi trái pháp luật về cư trú. Tuy nhiên, quy định nghiêm cấm chỉ đối với doanh nghiệp là chưa đầy đủ. Bởi vì, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, thì người sử dụng lao động không chỉ là doanh nghiệp mà còn bao gồm cả cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Theo quy định tại điểm d, e khoản 3 Điều 1 của dự thảo Luật thì người xuất cảnh từ 2 năm trở lên sẽ bị xóa đăng ký thường trú; Người chấp hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ thuộc trường hợp xóa đăng ký thường trú.

Nhiều ý kiến không đồng tình với quy định này và cho rằng, việc sửa quy định xóa đăng ký thường trú đối với trường hợp ra định cư ở nước ngoài thành quy định xóa đăng ký thường trú đối với người đã xuất cảnh từ 2 năm trở lên là chưa thực sự phù hợp, không bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Quy định này sẽ gây khó khăn cho công dân khi ra nước ngoài để lao động, học tập, tạo tâm lý cho người dân phải lo giữ hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, nên trong quá trình học tập, lao động ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn 2 năm kể từ khi xuất cảnh để không bị xóa đăng ký thường trú. Hơn nữa, nếu xóa đăng ký thường trú trong trường hợp này thì cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đối với những người này, khi có những vấn đề liên quan đến họ thì sẽ xử lý như thế nào?

Quy định này cũng sẽ gây nhiều khó khăn, phiền hà đối với người xuất cảnh không chỉ khi họ thực hiện các quan hệ dân sự như kết hôn, giao dịch mua bán tài sản, đăng ký quyền sở hữu… mà còn có thể ảnh hưởng đến việc bảo hộ quyền cho công dân Việt Nam trong trường hợp những người này tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự.

Ngoài   phim vo thuat   ra, quy định về việc xóa đăng ký tạm trú sau đó lại cho phép đăng ký thường trú lại tạo ra thủ tục hành chính rườm rà, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho cả công dân và cơ quan quản lý nhà nước.

Tương tự, quy định xóa đăng ký thường trú đối với những người phải chấp hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ cũng bộc bộ những bất cập gây nhiều tranh cãi. Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định này không bảo đảm yêu cầu về mục đích giáo dục người phạm tội cũng như tính nhân văn của biện pháp này và gây khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng của người phạm tội, nhất là đối với những người chỉ phải chấp hành hình phạt tù trong thời gian ngắn.

 Phải đảm bảo quyền của công dân 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, một số quy định cấm, cắt thường trú là không ổn. Công dân có quyền tự do cư trú và họ có trách nhiệm phải đăng ký với cơ quan chức năng để quản lý. Còn quyền ký hợp đồng lao động với người lao động là quyền của doanh nghiệp, Luật Cư trú can thiệp như vậy có quá sâu hay không? Phạm trù của Luật Cư trú không thể điều chỉnh phạm trù của Luật Lao động.

Hay trường hợp xuất cảnh đi nước ngoài cũng vậy, quốc tịch còn chưa phải xóa, tại sao lại xóa hộ khẩu, rồi khi công dân về nước thì tính sao, các vấn đề liên quan đến quyền dân sự, đến quyền lợi của người dân sẽ bảo đảm như thế nào?

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh, con người sinh ra phải có nơi đăng ký thường trú. Thường trú và đăng ký thường trú là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Quy định như vậy, đi công tác 2 năm bị xóa thường trú ở Việt Nam, thành công dân không có nơi thường trú. Công dân phải có nơi đăng ký thường trú để giải quyết nhiều vấn đề liên quan.

Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi lần này là bỏ điều kiện tạm trú 1 năm đối với người có nhà ở thuộc sở hữu của mình trong trường hợp được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cơ quan trình dự án luật cần làm rõ thêm số liệu cụ thể về hiện trạng người dân ở các tỉnh, thành phố khác mua bán nhà ở tại các thành phố trực thuộc Trung ương, theo quy định họ cũng được đăng ký thường trú tại nơi mới này trong khi họ vẫn sinh sống tại các tỉnh, thành phố khác.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định: Ngoài thời gian tạm trú từ 1 năm lên 2 năm, công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương khi có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì còn phải bảo đảm cả điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của thành phố.

Cũng trong ngày 26/2, UBTVQH đã cho ý kiến về Tờ trình số 19 của Chính phủ về bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 cho một số dự án quan trọng, cấp bách của các Bộ: Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tờ trình của TANDTC đề nghị bổ sung thành viên Hội đồng thẩm phán TANDTC.

 Mai Thoa 


xem phim huyet trich tu

xem phim alice pho Cheongdamdong online

phim nu sat thu goi cam online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét