Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Đề xuất tăng chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu lên 15 ngày

 Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ từ tháng 7 về rà soát lại Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, cuối tuần trước, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó có kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất hướng sửa đổi với những quy định không còn phù hợp của Nghị định này. 

Bộ Công Thương cũng cho biết, bản báo cáo này mới có đóng góp ý kiến của 2/4 Bộ là Bộ Tài chính và Bộ Khoa học & Công nghệ (chưa nhận được ý kiến của Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Giao thông Vận tải), 6/13 đầu mối kinh doanh xăng dầu và 29/63 Sở Công Thương các địa phương.

Trong báo cáo này, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung khái niệm giá vốn cơ sở, là giá bao gồm giá nhập khẩu và các loại thuế, phí, chưa bao gồm lợi nhuận của DN. Về tần suất điều chỉnh giá, có 3 phương án được đưa ra: 10 ngày/lần như hiện nay, 30 ngày như chu kỳ tính giá cơ sở và 15 ngày. Sau khi cân nhắc các ưu, nhược điểm, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 15 ngày, với ưu điểm là hài hòa tần suất điều chỉnh giá và số ngày dự trữ lưu thông, phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới và giá trong nước được giữ ổn định lâu hơn. Về vấn đề này, Bộ Công Thương lại đưa đề xuất điều chỉnh giá theo biên độ nhỏ hơn, khoảng 3%, 5%, 7% thay vì 7%, 12% và trên 12% như trước đây.


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game mobile

Nguồn: cand.com.vn

Rượu Làng Vân vẫn sản xuất thủ công

 Từ ngày 1/1/2013, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định các loại rượu đều phải có nhãn mác, hộ gia đình sản xuất rượu phải có giấy phép. Trường hợp không có giấy phép bị cấm lưu hành. 

  

Theo Nghị định 94 thì các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm dán nhãn, trường hợp bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất. Khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.


Như vậy, tất cả các loại rượu "quê" được nấu thủ công và đang bán công khai, phổ biến ở mọi vùng miền trên cả nước sẽ bị xử lý, nếu không làm thủ tục xin giấy phép sản xuất, gắn nhãn mác.

Tuy nhiên, sau 3 ngày đầu năm mới, Nghị định 94 đã có hiệu lực, rượu "quê" ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi người dân chuyên sản xuất rượu thủ công mang tên "rượu Làng Vân" người dân vẫn chưa biết đến Nghị định này, và họ vẫn nấu bình thường như chưa có Nghị định.


Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên báo Tin tức ghi lại trong ngày 3/1/2013.


Dụng cụ nấu rượu thủ công ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) được bày bán tràn lan.

Gạo nếp là nguyên liệu để nấu rượu...

... nhưng cũng có nhiều gia đình chọn sắn là nguyên liệu chính để nấu rượu.

Chuẩn bị chưng cất nồi mới.

Rượu được chứa trong xô như thế này liệu có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

Rượu còn được chứa trong nhiều vật dụng khác như chum, vại, can nhựa và cả thùng phuy.

Gia đình ông Nguyễn Trung Ca, xã Vân Hà có 4 lò nấu rượu thủ công, mỗi ngày sản xuất từ 50 lít trở lên.

Rượu nếp cái hoa vàng ở Vân Hà có giá bán từ 60.000 đồng/lít trở lên.

Những chum rượu như thế này được chưng cất cách đây cả năm trời.

Nhiều phụ nữ ở Vân Hà chọn nghề nấu rượu thủ công làm nghề chính.

Bỗng rượu thừa làm thực phẩm chăn nuôi lợn.

Ông Nguyễn Trung Ca xuất trình giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyễn Viết Tôn


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game dien thoai

Nguồn: baotintuc.vn

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết Quý Tỵ

 QĐND Online – TP Hồ Chí Minh sẽ chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý và thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố. 

  QĐND Online  – TP Hồ Chí Minh sẽ chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý và thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố.

Chiều 3-1, Đoàn công tác liên Bộ gồm Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính do Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Quý Tỵ - 2013 và các giải pháp bình ổn thị trường trên địa bàn.

Hàng hóa chuẩn bị cho Tết Nguyên đán

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường chuẩn bị cho sản xuất, dự trữ hàng Tết đạt hơn 6.680 tỷ đồng (tăng 23% so với Tết Nhâm Thìn 2012), trong đó tổng giá trị hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường hơn 3.400 tỷ đồng (tăng 21% so với nắm trước). Riêng tháng cao điểm Tết, tổng giá trị hàng hóa chuẩn bị hơn 2.600 tỷ đồng, trong đó phục vụ hàng bình ổn thị trường hơn 1.500 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp lớn như Saigon Co.op, Vissan, Ba Huân và các hệ thống siêu thị như Maximark, Big C, Citimart… đều cam kết chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ nhân dân dịp Tết. Từ đầu quý tư, thành phố đã chuẩn bị hàng hóa cung ứng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Đến nay, thành phố đã thực hiện đạt hơn 80% kế hoạch, lượng hàng tăng 20%; nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt, trứng gia cầm, đường, dầu ăn có lượng chuẩn bị vượt hơn 50% nhu cầu thị trường.

Hiện, thành phố có 5.277 điểm bán hàng bình ổn giá, trong đó có 831 điểm bán bình ổn giá thị trường tại 128 chợ truyền thống; 785 điểm bán tại các quận ven, huyện ngoại thành và 1.118 điểm trong khu dân cư nội thành. Riêng tại các khu công nghiệp – khu chế xuất đã phát triển 13 điểm bán (gồm 1 siêu thị, 9 cửa hàng tiện lợi và 3 điểm bán).

Lãnh đạo Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính làm việc với TP Hồ Chí Minh

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã phát triển hơn 400 chuỗi cửa hàng tiện lợi như Co.op Food, Coop, của hàng Vissan, Foodcomart, Satra Food… bán đủ các mặt hàng bình ổn thị trường và thực hiện 820 chuyến bán hàng lưu động tại các quận ven, huyện ngoại thành và các khu công nghiệp – khu chế xuất, khu dân cư phục vụ người lao động tốt nhất trong dịp Tết Nguyên đán.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá cao công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Quý Tỵ - 2013 và các giải pháp bình ổn thị trường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Thứ trưởng cũng ghi nhận sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo UBND thành phổ đối với các doanh nghiệp và sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục, vận chuyển hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết.

 Tin, ảnh: VIỆT HOÀNG  


tai game dien thoai conggameviet.com

tải game điện thoại

Nguồn: www.qdnd.vn

Hãng lớn cắt bớt tuyến, giá vé bị thổi!

 SGTT.VN - Gay cấn hơn năm ngoái, năm nay, theo kế hoạch bán vé tết của bến xe Miền Đông (BXMĐ) thì đến ngày 12.1 tới, đơn vị này mới chính thức bán vé xe tết. Thế nhưng, ngay từ những ngày đầu tháng 1 này, đã có rất nhiều hãng xe chất lượng cao (xe thương hiệu) trưng bảng hết vé. Không ít người dân đặt câu hỏi, phải chăng đây là hệ quả của việc các “đại gia” trong lĩnh vực vận tải hành khách “thoái vốn” khỏi lĩnh vực này? Việc khan hiếm xe có tạo điều kiện cho các hãng xe thương hiệu khác làm giá? 

Xe đò phục vụ tết quý Tỵ 2013

Hành khách xếp hàng mua vé về Thanh Hóa tại bến xe Miền Đông sáng 3.1.2013.Ảnh: Đoàn Quý

Hai “ông lớn” cắt bớt xe…

Sáng ngày 3.1, tại quầy bán vé của hãng xe Mai Linh đã trưng nhiều tấm bảng thông báo hàng loạt tuyến đã hết vé, dù việc bán chỉ mới diễn ra vài ngày và chủ yếu bán qua tổng đài điện thoại. Cụ thể, tuyến TP.HCM – Nha Trang hết vé các ngày 26 – 28.12 âm lịch, TP.HCM – Quảng Ngãi hết vé từ 14 – 28.12 âm lịch, TP.HCM – Hà Nội hết vé các ngày từ 22 – 26.12 âm lịch, TP.HCM – Đà Nẵng hết vé từ 21 – 28.12 âm lịch, TP.HCM – Gia Lai từ ngày 25 – 28.12 âm lịch cũng hết vé, và từ ngày 26 – 28.12 âm lịch cũng hết vé tuyến TP.HCM – Buôn Ma Thuột. Liên hệ với phòng bán vé của hãng xe Phương Trang, Mai Linh để mua vé tết tuyến TP.HCM – Đà Lạt cũng được thông báo hết vé.

Trả lời về việc này, ông Hồ Huy, chủ tịch HĐQT tập đoàn Mai Linh (đơn vị quản lý hãng xe Mai Linh) cho hay, sở dĩ năm nay vé xe Mai Linh phục vụ tết hết sớm là do đơn vị ông đã cắt bớt 21 tuyến mà những ngày thường hoạt động không hiệu quả, tập trung chủ yếu ở tuyến TP.HCM đi Tây Nguyên (trong đó, có tuyến “trọng điểm” là TP.HCM – Đà Lạt đã không còn xe chạy trong bến) và các tỉnh miền Bắc.

Điều này dễ hiểu bởi so với 500 xe phục vụ tết năm ngoái, năm nay Mai Linh chỉ còn 300 xe. “Xe ít, cán bộ công nhân viên của tập đoàn Mai Linh là những hành khách được ưu tiên mua vé về quê ăn tết (Mai Linh có tổng cộng 28.000 cán bộ, công nhân viên) nên chuyện Mai Linh mới bán vé xe tết nhưng đã sắp hết vé là điều dễ hiểu”, ông Huy nói.

Còn tại hãng xe Phương Trang, khoảng đầu tháng 12, đơn vị này đã rút lượng xe tuyến TP.HCM – Đà Lạt từ 61 xe xuống còn 27 xe. Trong đó, xe Phương Trang hoạt động ở BXMĐ chạy tuyến TP.HCM – Đà Lạt hiện chỉ có hai tài là 9 giờ và 10 giờ sáng mỗi ngày, nên chuyện khan hiếm vé của hãng này ngay tại BXMĐ là điều khó tránh khỏi.

Chớp thời cơ thổi giá?

Chuyện hai “đại gia” trong lĩnh vực vận tải hành khách đang rút bớt xe, thậm chí cắt luôn tuyến hoạt động không hiệu quả trong ngày thường, vô tình đã đẩy “cờ” đến tay các hãng xe thương hiệu khác đang hoạt động ở BXMĐ, mà bằng chứng hùng hồn nhất là dù không hề thông báo ngày bán vé nhưng không ít hãng đã trưng bảng hết vé ngay trước cửa quầy tại BXMĐ.

Từ hai ngày qua, trước quầy vé của doanh nghiệp Cúc Tư (chạy tuyến Tuy Hòa – Sông Cầu – Sơn Hòa – Sông Hinh); doanh nghiệp Thuận Thảo (các tuyến Huế, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Đà Nẵng); rồi doanh nghiệp Thành Long chạy tuyến Tây Sơn (Bình Định); các doanh nghiệp Chín Nghĩa, Bình Tâm, Sao Vàng, Thiên Trang… chạy tuyến TP.HCM – Quảng Ngãi cũng treo bảng hết vé tết ngày cao điểm từ 22 – 28 tháng chạp.

“Họ công khai bán rồi mới trưng bảng hết vé thì không ai tức. Đằng này...”, anh Hoàng Tự, sinh viên trường cao đẳng Hải quan bức xúc. Theo anh Tự, các hãng xe chất lượng cao làm vậy chẳng qua là để thổi giá vé mà thôi. Anh Tự dẫn chứng, năm ngoái cũng như năm nay, trước ngày BXMĐ bán vé tết cả tuần hàng loạt các hãng xe chất lượng cao chạy tuyến Quảng Ngãi đều nói hết vé. Nhưng khoảng mười ngày sau, cũng tại BXMĐ, anh Tự lại mua được vé tết vào ngày 24 tháng chạp (ngày cao điểm) của một hãng xe mà trước đó đã trưng bảng hết vé với số tiền chênh lệch 50.000 đồng.

Điều phản ánh của anh Tự phù hợp với những gì chúng tôi ghi nhận được vào dịp tết năm ngoái tại BXMĐ. Với chiêu “bán vé cho người quen”, tết năm ngoái, chủ một hãng xe chạy tuyến Quảng Ngãi, đã vô tư ngồi ngay trong nhà ga bán vé xe tết cho hành khách đi về trong ngày cao điểm; dù trước đó, doanh nghiệp này trưng bảng hết vé, để lấy tiền chênh lệch một tấm vé từ 20.000 – 50.000 đồng tùy theo số ghế. Đặc biệt, theo tìm hiểu của chúng tôi, năm nay, nhiều hãng xe chất lượng cao còn chơi chiêu đăng ký tăng tiền vé gốc từ 5 – 7% tùy theo tuyến, nhằm mục đích đẩy vé tết cao thêm chút nào hay chút đấy so với quy định phụ thu tăng từ 20 – 60% so với giá gốc tùy theo ngày.

Liên quan đến chuyện đẩy giá vé gốc, ông Thượng Thanh Hải, phó giám đốc BXMĐ – thừa nhận: trên thực tế có nhiều chứ không phải một vài doanh nghiệp. Trước khi các hãng xe bán vé tết có rất nhiều hãng đã tăng giá gốc lên 5 – 7%. Trả lời câu hỏi tại sao BXMĐ không quản lý giá, ông Hải nói: “Chuyện họ tăng hay giảm giá thì phải thông qua các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, và các cơ quan quản lý này phải có trách nhiệm. Còn bến xe chỉ xem xét việc giá niêm yết đó đã được các cơ quan chức năng ghi nhận chưa, có rồi thì cho niêm yết bán”.

Bến xe cam kết đủ xe

Nhằm trấn an hành khách trước việc các “đại gia” cắt bớt xe và nguy cơ giá vé bị thổi, ông Thượng Thanh Hải vẫn tự tin khẳng định: “Năm nay, nhu cầu của hành khách tới đâu thì chúng tôi giải quyết tới đó. Đảm bảo không thiếu xe để phục vụ hành khách về quê ăn tết”.

Về chuyện hai “đại gia” Mai Linh và Phương Trang đang cắt bớt xe, bớt tuyến, ông Hải cho rằng hai hãng này chủ yếu chạy bên ngoài nên không ảnh hưởng nhiều đến chuyện thiếu xe trong bến. Ông Hải nói thêm, từ ba năm nay, chưa năm nào BXMĐ thiếu xe phục vụ hành khách trong dịp tết Nguyên đán. “Hành khách không nên căng thẳng, rồi lại mất tiền mua vé giá cao”, ông Hải khuyến cáo.

Theo ông Hải, BXMĐ có ba loại vé xe tết khác nhau, mỗi loại chênh lệch nhau khoảng 10%, phục vụ cho từng đối tượng cụ thể và “xe bến cũng có cả giường nằm và xe nào cũng có điều hòa nên hành khách yên tâm về chất lượng”.

Đào Lê – Đ. Quý


tai game dien thoai conggameviet.com

tải game điện thoại

Nguồn: sgtt.vn

Nông dân “trúng” giá xoài những ngày cận Tết

 Xoài Tết đang trên đà tăng giá, nông dân hứa hẹn thu được lãi cao. 

Hiện nay, giá xoài cát Hòa Lộc loại 1 được các thương lái thu mua với giá 60-65 ngàn đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc loại 2 có giá 42-45 ngàn đồng/kg; các loại xoài khác cũng có giá dao động từ 30-40 ngàn đồng/kg.

Ông Phan Thành Vinh, nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, càng gần Tết Nguyên Đán nhu cầu tiêu thụ xoài càng tăng trong khi các vườn trồng xoài chưa đến thời điểm thu hoạch rộ nên giá loại trái cây này đang trên đà tăng mạnh.

Theo ông Vinh, mấy ngày nay, thương lái lùng sục vào tận các vườn chuyên canh trồng xoài cát Hòa Lộc thu mua với giá 60.000-65.000 đồng/kg đối với xoài loại 1, xoài loại 2 có giá 42.000-45.000 đồng/kg; các loại xoài khác cũng có giá dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg (tùy loại).

Ông Trần Văn Năm, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, bên cạnh việc trúng giá, năm nay thời tiết thuận lợi cho sự ra hoa, kết trái của xoài nên nhà vườn trồng xoài đạt năng suất khá cao, bình quân 10-12 tấn trái/ha. Do đó, với mức giá xoài hiện tại, sau khi trừ chi phí công chăm sóc, phun xịt thuốc, thuê đất,…, nông dân thu lãi từ 150-200 triệu đồng/ha.

Nhiều thương lái thu mua trái cây ở chợ An Hữu (Cái Bè, Tiền Giang) cho rằng, giá xoài còn có thể cao hơn trong vòng 10 ngày tới, nhưng sau đó có thể chững lại hoặc giảm nhẹ do nguồn cung thị trường bắt đầu tăng dần. Tuy nhiên, thời điểm quan trọng nhất quyết định giá cả cũng như lợi nhuận của người trồng xoài là vào khoảng 2-3 tuần trước Tết Nguyên Đán, vì lúc đó nhu cầu thị trường là cao nhất.

Còn theo dự đoán của ông Huỳnh Thanh Sang, Phó chủ nhiệm HTX xoài cát Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè), giá xoài tết năm nay không dưới 75.000 đồng/kg, cao hơn 10.000-15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Để gia tăng hiệu quả vùng chuyên canh trồng xoài, Tiền Giang đã xây dựng vùng trồng xoài cát Hòa Lộc đạt quy chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) ở ấp Bình và ấp Hòa, xã Hòa Hưng, sản xuất theo với diện tích 20 hecta nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp. Song song đó, tỉnh đã xây dựng được vùng chuyên canh trồng loại trái cây này trên 1.600 ha tập trung tại các xã Hòa Hưng, An Hữu, Mỹ Lương, Tân Thanh, Tân Hưng, An Thái Trung,.. thuộc huyện Cái Bè.


tai game dien thoai conggameviet.com

http://conggameviet.com/

Nguồn: www.nhandan.org.vn

Chỉ số lạm phát năm 2012 của Indonesia ở mức thấp

 Tại cuộc họp báo đầu năm ngày 2/1, Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (PBS) công bố chỉ số lạm phát năm 2012 của quốc gia “vạn đảo” tiếp tục ở mức thấp 4,3%. 

Một góc Jakarta. (Nguồn: linguistlist.org)


Trước đó, Bộ Tài chính Indonesia tính toán rằng lạm phát năm 2012 ở mức 5,3%, trong khi Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) nhận định con số này khoảng 3,5-5,5%.
Mặc dù mức lạm phát năm 2012 tăng nhẹ so với mức 3,79% của năm 2011, nhưng đây vẫn là một trong những mức thấp nhất trong lịch sử phát triển kinh tế của Indonesia.
Trước đây, lạm phát tăng ở mức hai con số đều rơi vào thời điểm chính phủ tăng giá nhiên liệu. Cụ thể, năm 2005 lạm phát của Indonesia ở mức 17,1% và năm 2008 là 11,06%.
Người phát ngôn của BI, Difi Johansyah, cho rằng thời kỳ lạm phát cao của nước này đã qua và nền kinh tế đủ sức kháng cự lại những cú sốc bất ngờ có thể tác động lên giá cả hàng hóa. Ngay cả việc tăng giá nhiên liệu cũng chỉ tác động tiêu cực tới lạm phát trong giai đoạn nhất định.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng chỉ số lạm phát ở mức thấp là cơ hội để Indonesia tiếp tục tăng tốc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo BI nên tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, do tác động của việc tăng giá điện, tăng lương tối thiểu cũng như khả năng tăng giá xăng dầu./.

Trần Ngọc Hiệp (TTXVN)


tai game dien thoai conggameviet.com

tải game điện thoại

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Chất lượng sữa 'xách tay': Bắc thang lên hỏi ông Trời!

 (VTC News) – Tiêu thụ sản lượng lớn nhờ quảng cáo kiểu “rỉ tai”, sữa xách tay đang càng ngày tạo ra sự lo lắng về chất lượng với người dùng Việt bởi các sự cố gây tổn hại sức khỏe người dùng như sữa chua, sủi bọt, đóng váng… 

  
Chưa khi nào trên thị trường có nhiều loại sữa như hiện nay, từ sữa công thức đến sữa tươi. Đáng chú ý là bên cạnh các mặt hàng sữa nhập khẩu được phân phối chính hãng còn có loại sữa “xách tay”, được quảng cáo là có xuất xứ tốt, chất lượng cao … và được nhiều người tìm mua. Tuy nhiên, chỉ khi xảy ra những vấn đề về chất lượng đối với sữa “xách tay”, người tiêu dùng mới giật mình trước sự chủ quan của mình đối với mặt hàng này.
 Thắng lớn nhờ quảng cáo “rỉ tai”  
Nguy cơ lớn nhất của việc tiêu thụ sữa “xách tay” là có thể mua phải hàng lậu, hàng giả. Người tiêu dùng vẫn cho rằng, sữa “xách tay” là hàng chính hãng được người đi nước ngoài như tiếp viên hàng không, người đi công tác, cá nhân kinh doanh… mang về. Thực tế, không có một tài liệu nào cũng như không ai có thể đảm bảo được nguồn gốc của các loại sữa này.

 Ào ào mua sữa xách tay tuy nhiên gần như không bà mẹ Việt nào biết rõ nguồn gốc, chất lượng của những loại sữa này.  

Nếu như sữa được phân phối chính hãng có đầy đủ tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, tem nhập khẩu, nhãn mác rõ ràng thì sữa “xách tay” hoàn toàn không có những đặc điểm này. Nhãn mác của sữa “xách tay” thường được in bằng tiếng nước ngoài, thậm chí, ngày sản xuất có thể bị tẩy xóa, đậm nhạt, in cao thấp khác nhau.
Tuy thế, người mua vẫn chủ yếu tin vào những lời giới thiệu, đảm bảo, hoặc quảng cáo truyền tai nhau nên mới có trường hợp hàng mua còn hạn sử dụng mà đã bị hỏng, khi đó người tiêu dùng mất tiền mà không biết kêu ai.
Việc không đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ cũng đồng nghĩa với nguy cơ sữa “xách tay” không được đảm bảo về chất lượng.
Nhiều năm trước khi mới xuất hiện, sữa “xách tay” được tìm mua do số lượng có hạn nhưng hiện nay, mặt hàng này được bày bán rộng rãi tại nhiều cửa hàng hoặc được rao bán qua mạng với số lượng không giới hạn và chủng loại rất phong phú.
Sở dĩ nguồn cung lớn như vậy là do sữa được thu gom và vận chuyển theo các container hàng bằng đường biển hoặc vận chuyển trái phép qua các các cửa khẩu biên giới. Quá trình vận chuyển và bảo quản này không đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt về bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm nên dễ dẫn đến sữa bị biến chất.
Khi có những hộp sữa “xách tay” bị móp méo, chủ hàng có khi còn “làm cao” rằng: “Méo một tý bên ngoài chứ không sao đâu, hàng có vài hộp được xách tay về, em không lấy thì có người khác mua ngay”.
Khi đồng ý mua những hộp sữa kém phẩm chất như vậy, người mua đã chủ quan đặt sức khỏe của bản thân và gia đình trước nhiều rủi ro, đặc biệt khi người dùng là trẻ nhỏ, người già hoặc người bệnh thì càng nguy hiểm.
 Cần tìm hiểu kỹ thông tin thay vì hoang mang  
Gần đây, có một số trường hợp người tiêu dùng mua sữa Ensure nước “xách tay” có vấn đề về chất lượng như sữa chua, sủi bọt, đóng váng. Thực tế, đây không phải là hàng chính hãng được cung cấp bởi nhà phân phối của Abbott tại Việt Nam là Công ty Dinh dưỡng 3A. Trường hợp là hàng chính hãng do nhà phân phối bán ra thì người tiêu dùng sẽ được đảm bảo quyền lợi nếu có bất kỳ nghi vấn nào về chất lượng hàng hóa.
Để bảo vệ mình, người tiêu dùng trước hết cần thay đổi tâm lý chủ quan đối với chất lượng của sữa “xách tay”. Thay vì mua trên mạng, mua qua lời giới thiệu, người tiêu dùng nên tìm mua sản phẩm ở những siêu thị lớn, cửa hàng đại lý uy tín, có chứng nhận của nhà phân phối chính hãng.
Về phía nhà sản xuất, cần tìm cách cung cấp thông tin về sản phẩm để người tiêu dùng có thể lựa chọn và phân biệt sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng.
Để hỗ trợ khách hàng, Hãng sữa Abbott đã thiết lập đường dây nóng theo số (08) 38272691. Khi có bất cứ câu hỏi hay nghi vấn gì, đặc biệt, khi cần xác minh hàng hóa trên thị trường, khách hàng có thể gọi về số điện thoại trên và cung cấp chi tiết số lô sản xuất trên bao bì để được hãng hướng dẫn.
Đại diện của Abbott cũng khẳng định, hiện nay trên thị trường Việt Nam, chỉ có hai loại sữa nước Ensure được cung cấp bởi Công ty Dinh dưỡng 3A là sản phẩm Ensure lon thiếc 250ml sản xuất tại Hà Lan và Ensure Gold Vigor chai nhựa 237ml sản xuất tại Hoa Kỳ. Cả hai sản phẩm này đều có ghi rõ ngoài bao bì dòng chữ “Được phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A”.
Mặt hàng sữa “xách tay” đang rất cần sự quản lý, can thiệp của cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp.
Trong khi đó, người tiêu dùng cũng cần thận trọng lựa chọn các sản phẩm đảm bảo nguồn gốc và chất lượng để không vô tình tiếp tay cho những hành vi buôn lậu, trốn thuế và trên hết là để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mình và những người thân.
 Thanh Thanh  


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game dien thoai online

Nguồn: vtc.vn

Quy định về chiết khấu thương mại để tính thuế giá trị gia tăng?

 (Tài chính) Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có Công văn số 9794/CT- TTHT ngày 14/12/2012 trả lời công ty TNHH Thương Mại Kolbeco Việt Nam (Phòng 1808, Lầu 18, Tòa nhà Sunwah. 115 Nguyễn Huệ ,Quận 1, TP.Hồ Chí Minh) về việc chiết khấu thương mại. 

Ảnh minh họa.Nguồn:Internet

Trước đó, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh nhận được Công văn số 09/2012/CV-KOBE ngày 05/11/2012 của Công ty TNHH Thương Mại Kolbeco Việt Nam về chiết khấu thương mại, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ;

Căn cứ khoản 22 Điều 7 Mục I chương II Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng (GTGT):

“Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hang hóa, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

Trường hợp Công ty theo trình bày, mua thép chỉ một lần được người bán chiết khấu thương mại thì khi lập hóa đơn GTGT giá bán thép ghi trên hóa đơn có thể ghi là giá bán đã giảm trừ chiết khấu, trường hợp người bán muốn ghi giá bán thép (chưa trừ chiết khấu) và ghi riêng một dòng số tiền chiết khấu thương mại trên hóa đơn thì không được ghi âm, dòng cộng tiền hàng là giá bán đã trừ chiết khấu thương mại để tính thuế GTGT.

Về việc người bán hàng hóa cho Công ty có chiết khấu thương mại đề nghị được xuất 2 hóa đơn, một hóa đơn cho giá trị hàng hóa, một hóa đơn cho khoản chiết khấu thương mại được giảm trừ là không đúng theo quy định.

Trường hợp Công ty mua hàng nhiều lần, người bán có chương trình chiết khấu thương mại do mua đạt được doanh số nhất định, khoản chiết khấu thương mại được trừ trên hóa đơn vào kỳ bán hàng lần sau hoặc kỳ bán hàng cuối cùng, thì số tiền chiết khấu của các hóa đơn mua lần trước được điều chỉnh giảm trên hóa đơn mua lần kế tiếp hoặc lần sau cùng, Công ty không được ghi âm trên Bảng kê đầu vào của kỳ lập hóa đơn giảm trừ chiết khấu hoặc điều chỉnh lại thuế đầu vào của các kỳ kê khai thuế GTGT của các hóa đơn mua hàng lần trước được chiết khấu.

Trường hợp Công ty mua hàng nhiều lần, người bán có chương trình giảm giá, chiết khấu thương mại do mua đạt được doanh số nhất định, số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì người bán được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, Công ty ghi âm vào bảng kê đầu vào mẫu 01-2/GTGT của tháng nhận hóa đơn điều chỉnh.


tai game dien thoai conggameviet.com

tải game điện thoại

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Khuyến mại lớn dịp cuối năm của Gmobile.

 Từ 28/12/2012 đến 09/02/2013 tức 29 tháng chạp âm lịch, khách hàng của Gmobile sẽ được sống trong bầu không khi Tết khi tham gia chương trình khuyến mại “Logo Vàng” của Gmobile. 

Hòa mạng hôm nay trúng ngay Logo Vàng

Chương trình khuyến mại mang tên “logo vàng” của nhà mạng viễn thông Gmobile bắt đầu từ 28/12/2012 và kéo dài trong 05 tuần tới hết ngày 09/02/2013. 20 Giải thưởng mỗi tuần là của chương trình là các logo in hình Gmobile trị giá 1 chỉ vàng SJC 9999 sẽ được trao cho những khách hàng may mắn của nhà mạng sở hữu đầu số đẹp 099 này. Tuy nhiên, sẽ có một thượng đế may mắn nhất khi nhận được phần quà trị giá 1 lượng vàng SJC 9999 mang hình logo Gmobile.

Vẫn biết Gmobile hiện nay hay Beeline trước kia là đơn vị luôn tạo nên các cơn sốt trong mỗi đợt khuyến mại. Với các chương trình khuyến mại “logo vàng” khách hàng còn cảm thấy được cả sự trân trọng trong thông điệp của nhà mạng này. Chị Nguyệt - nhân viên kế toán của một công ty truyền thông ở Cầu Giấy hồ hởi nói “chương trình rất ý nghĩa và thực tế. Thực tế ở chỗ dịp cuối năm nhà mạng nào cũng khuyến mại, giảm giá cho khách hàng. Ý nghĩa ở chỗ nếu nhận được giải thưởng bằng vàng lại có thương hiệu hiệu của đơn vị khuyến mại thì mình thấy được sự tri ân của Gmobile”. Cùng chung với nhận định của chị Nguyệt là một bạn sinh viên của một trường kinh tế tại Hà Nội: “Em đã dùng một sim của Gmobile và sẽ mua sim tặng mẹ để mỗi khi gọi điện về nhà sẽ giảm được chi phí vì Gmobile đang có khá nhiều chương trình giảm giá gọi nội mạng, biết đâu may mắn mẹ em sẽ trúng vàng thì tốt quá, bọn em sinh viên chưa làm ra tiền, có món quà dịp Tết tặng phụ huynh thì vui lắm”.

Chương trình mới chỉ được tung ra trong một thời gian ngắn, tuy nhiên sự đón nhận của khách hàng dành cho Gmobile nói chung và “logo vàng” nói riêng là khá tích cực. Nhà mạng 099 này cũng rất biết cách “lấy long” khách hàng khi ngay trong quy định dự thưởng của chương trình đã tạo ra khá nhiều cơ hội cho một thuê bao:

- Mỗi Sim kích hoạt sẽ được nhận một Mã dự thưởng.

- Mỗi giao dịch phát sinh cước đầu tiên của Sim mới kích hoạt được nhận một Mã dự thưởng.

- Mỗi 10.000đ thẻ nạp của thuê bao sẽ quy đổi bằng một Mã dự thưởng

- Mã dự thưởng phát sinh trong tuần nào sẽ được dùng để quay thưởng cho tuần đó. Mã dự thưởng của tuần trước không được tham gia quay thưởng vào tuần sau.

- Mã dự thưởng phát sinh trong toàn bộ thời gian của chương trình sẽ được dùng để quay thưởng giải chung cuộc vào cuối chương trình

Như vậy, với cơ cấu giải thưởng và thể lệ của chương trình, sẽ có tới ít nhất 05 lần một khách hàng mới kích hoạt và nạp tiền lần đầu có thể tham gia quay thưởng. Chắc chắn, sức hấp dẫn của chương trình sẽ còn được tăng lên nhiều hơn khi càng gần tới Tết Nguyên Đán nhu cầu tiêu dùng của người dân lại càng tăng.

Chi tiết chương trình tham khảo tại http://gmobile.com.vn/content/818-Logo-Vang/


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game mobile

Nguồn: www21.24h.com.vn

Tăng/giảm giá xăng dầu dưới 1.000 đồng, DN được tự quyết?

 (Dân trí) - Chỉ ra nhiều bất cập tại Nghị đinh 84, Bộ Công thương cho rằng, biên độ tăng/giảm giá xăng dầu trong bối cảnh hiện nay có thể gây số cho nền kinh tế. Do vậy có thể đưa về biên độ nhỏ hơn hoặc quy ra con số cụ thể. 

Đánh giá về Nghị định 84 của Chính phủ, Bộ Công thương cho rằng, NĐ đã cung cấp một cơ sở pháp lý vững chắc, khoa học, đáng tin cậy cho việc điều hành thị trường xăng dầu thông qua các quy định về giá bán, về điều kiện và tổ chức hệ thống phân phối, về đảm bảo dự trữ lưu thông và nguồn cung ứng, về bình ổn thị trường xăng dầu...
Đặc biệt, đã giải quyết việc minh bạch hóa giá bán xăng dầu thông qua việc quy định công thức tính giá cơ sở với các yếu tố hình thành giá. Qua đó, với các thông tin công khai, người quan tâm có điều kiện hiểu và nắm bắt thực trạng tình hình hơn.

(Hình minh họa).


Tuy nhiên, trong nhiều hạn chế, Bộ Công thương chỉ ra, việc quy định cho phép các đầu mối được phép thuê cầu cảng, kho chứa, phương tiện vận tải… của nhau dẫn đến không khuyến khích và không lựa chọn được các thương nhân có năng lực thực sự đầu tư cơ sở hạ tầng, tham gia thị trường.
Ngược lại, tạo ra sự phụ thuộc của các thương nhân gia nhập mới với thương nhân đầu mối cũ, làm giảm tính cạnh tranh trong tương lai cũng như tạo kẽ hở cho những thương nhân lợi dụng cơ chế, làm ăn chụp giật, nhất thời.
Về giá cơ sở, giá này được tính bình quân phù hợp với số ngày dự trữ lưu thông quy định tại Điều 22 của Nghị định là 30 ngày. Tuy nhiên, xét về yếu tố thị trường, Bộ cho rằng, không phản ánh đúng, sát với sự biến động giá hàng ngày của thị trường thế giới (có độ trễ so với sự tăng giảm của giá xăng dầu thế giới).
Hơn nữa, hiện nay đang tồn tại 2 tỷ giá khi hạch toán xăng dầu: tỷ giá liên ngân hàng để tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và tỷ giá bán của ngân hàng thương mại khi tính giá CIF cơ sở.
Về quy định thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 10 ngày dương lịch đối với trường hợp giảm giá, theo Bộ Công thương, là chưa linh hoạt trong điều kiện giá thế giới diễn biến phức tạp cũng như yêu cầu cần bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô hàng năm.
Mặt khác, để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, thương nhân đầu mối thường có xu hướng lựa chọn phương án cố định số ngày điều chỉnh giá (cả tăng lẫn giảm) đều ở 10 ngày/1 lần điều chỉnh.
Điều này được lặp đi lặp lại, cộng với các thông tin bình luận trên phương tiện thông tin đại chúng, dễ khiến cho đối tượng kinh doanh xăng dầu lợi dụng để đầu cơ, trục lợi, gây xáo trộn thị trường.
Theo quy định hiện nay, có 3 trường hợp điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu tương ứng với các mức biến động giá cơ sở đến 7%, từ trên 7% đến 12% và trên 12% so với giá bán lẻ hiện hành.
Bộ chỉ ra rằng, đến nay xu hướng giá thế giới chủ yếu là tăng, và với biên độ này, nếu quy về con số tuyệt đối, với mặt hàng xăng ứng với 7% là khoảng trên 1.500 đồng/lít, với 12% là khoảng trên 2.500 đồng/lít, khi điều chỉnh sẽ gây sốc cho nền kinh tế và tâm lý người tiêu dùng.
Và một điểm thiếu sót trong Nghị định 84 là chưa quy định chế độ công khai thông tin về kết quả tính toán Giá cơ sở, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và chế độ kiểm toán thương nhân đầu mối.
Bộ Công thương đề xuất, cần quy định biên độ điều chỉnh tăng, giảm giá trong nước phù hợp với xu hướng biến động giá xăng dầu thế giới. Theo đó, thay vì theo 3 mức: 7%, 12% và trên 12% như hiện nay thì điều chỉnh với các mức nhỏ hơn, chẳng hạn 3%, 5% và 7% hoặc quy định mức điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành bằng con số cụ thể.
Chẳng hạn, trong phạm vi đến 500 đồng/lít,kg thì thương nhân tự điều chỉnh giá bán xăng dầu; trên 500 đến 1.000 đồng/lít,kg thì thương nhân tự điều chỉnh giá kết hợp sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Trên 1.000 đồng/lít,kg thì thương nhân điều chỉnh giá khi có ý kiến của liên Bộ Tài chính - Công thương. Phạm vi này có thể thay đổi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với từng thời kỳ.

 Bích Diệp 


tai game dien thoai conggameviet.com

http://conggameviet.com/

Nguồn: dantri.com.vn

Thị trường bán lẻ 2013: Vẫn hấp dẫn?

 Những dự báo không mấy khả quan về tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong năm 2013 dường như không làm nản lòng các nhà bán lẻ trong và ngoài nước khi những kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng vẫn đã và đang được thực hiện. 

    

 Nhìn thấy tiềm năng 

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 tăng 1,05% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, năm 2012 tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt trên 2,32 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011.

Trong đó, kinh doanh thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 14,8%; khách sạn nhà hàng đạt 273.200 tỷ đồng, tăng 17,2%;

 Khách hàng mua sắm tại siêu thị Citimart Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TPHCM.  

dịch vụ tăng 19,6%; du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng tăng mạnh tới 28,1%. Những con số này phần nào cho thấy ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, sức mua của người tiêu dùng có phần giảm sút.

Và đặc biệt nó khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước tạm quên đi sự tụt hạng nhanh chóng của thị trường bán lẻ Việt Nam khi rời khỏi top 30 trong bảng xếp hạng của hãng tư vấn A.T. Kearney (Hoa Kỳ) trong năm 2012.

Hầu hết các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào một thị trường với 90 triệu dân, trong đó dân số trẻ, những người thường xuyên mua sắm trong các kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 50%.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, nói: “Kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 20%, chính vì thế cơ hội khai thác thị trường này còn rất lớn. Theo kế hoạch đến năm 2020, Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ này lên 45%. Những khó khăn của năm 2013 chắc sẽ không làm nản lòng các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ”.

Thực tế đã chứng minh điều này. “Kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu tiêu dùng luôn tồn tại. Cái quan trọng là mình biết kích cầu tiêu dùng. Thêm nữa, nếu không nhanh chân đón đầu, các nhà bán lẻ trong nước sẽ bỏ mặc thị trường cho các nhà đầu tư ngoại có tiềm lực về kinh tế, kinh nghiệm trong bán hàng, tính chuyên nghiệp trong kinh doanh bán lẻ… chiếm lĩnh” - bà Nguyễn Phương Thảo, đại diện Maximark, cho hay.

 Tăng tốc mở rộng 

Mô hình đại siêu thị không làm khó cho những kế hoạch trong năm mới của Big C và Metro. Theo đó, Big C dự kiến nâng tổng số siêu thị của mình từ 19 siêu thị trong năm 2012 lên 29 trong năm 2013. Tương tự, siêu thị bán sỉ Metro cũng đang có những kế hoạch mở rộng mạnh mẽ trong năm 2013 này.

Không đứng ngoài cuộc chơi, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng đang từng bước mở rộng hệ thống chuỗi của mình. Chỉ trong vài tháng cuối năm, 2012 Viễn Thông A đã cho ra mắt 9 trung tâm smartphone và theo chia sẻ của bà Hoàng Ngọc Vy, Tổng giám đốc Viễn Thông A, trong năm 2013 Viễn Thông A sẽ phát triển các trung tâm này thành hệ thống lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ đã kéo theo sự tham gia của một vài cái tên mới. Như siêu thị S.Mart của tập đoàn C.T Group đã khai trương vào những ngày cuối tháng 12-2012. Và dự kiến trong năm 2013 C.T Group phát triển mạnh hệ thống siêu thị này trên toàn quốc. Và xu hướng phát triển ngành bán lẻ ra vùng ven đã và đang được các nhà bán lẻ chú trọng.

Tiêu biểu cho hướng đi này có thể nói đến hệ thống siêu thị Co.opmart. Theo kế hoạch, đến năm 2015 Co.opmart sẽ phát triển chuỗi siêu thị trên cả nước lên con số 100. Ông Nguyễn Thành Nhân, đại diện Saigon Co.op, chia sẻ: “Ngành bán lẻ Việt Nam đang trên con đường phát triển mạnh mẽ, chính vì thế doanh nghiệp phải liên tục nắm lấy cơ hội”. Sức hấp dẫn của thị trường còn được thể hiện bằng những con số đầu tư không nhỏ mà các nhà đầu tư nước ngoài quyết định rót vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Lotte Mart tăng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên 50 triệu USD. Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) cũng có một kế hoạch đầu tư không nhỏ vào Việt Nam. Dự án đầu tiên là trung tâm mua sắm rộng 82ha tại khu phức hợp Celadon City ở quận Tân Phú, TPHCM, vốn đầu tư 109 triệu USD dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2014. Aeon Vietnam sẽ khai trương trung tâm thứ hai vào cuối năm 2014 tại TPHCM và trung tâm thứ ba tại Hà Nội vào năm 2015.

Việc mở rộng đầu tư trong năm 2013 và những năm tiếp theo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang trở thành minh chứng rõ nét cho sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam với mức tăng doanh số bán lẻ khoảng 23%/năm. Tất nhiên, khó khăn với các nhà bán lẻ trong năm 2013 không phải không có. Nhưng khi quyết định mở rộng hẳn các nhà bán lẻ đã tìm ra cho mình một phần câu trả lời nhằm kích cầu tiêu dùng.


tai game dien thoai conggameviet.com

http://conggameviet.com/

Nguồn: www.saigondautu.com.vn

Fivimart vẫn ăn nên... làm ra?

 (Kienthuc.net.vn) - Công ty Cổ phần Nhất Nam vừa mở rộng thêm hệ thống Siêu thị Fivimart của mình bằng việc khai trương Siêu thị Fivimart Hoàng Mai tại 89 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội 

Fivimart Hoàng Mai có diện tích kinh doanh hơn 2000m2 với khoảng hơn 15.000 mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm và đồ nội thất cao cấp. Siêu thị này mở cửa bán hàng từ 7h30 đến 21h30 tất cả các ngày trong tuần. Dự kiến Fivimart Hoàng Mai sẽ phục vụ khoảng hơn 2500 lượt khách vào thăm quan và mua sắm mỗi ngày.

Fivimart Hoàng Mai sẽ đón khoảng 2500 lượt khách mỗi ngày.

Trong dịp khai trương, Fivimart Hoàng Mai có chương trình khuyến mãi hấp dẫn kéo dài từ ngày 29/12/2012 đến 25/1/2013, tại đây, hàng trăm mặt hàng sẽ được giảm giá đặc biệt từ 5%-20%. Bên cạnh đó, với hóa đơn từ 100.000 đồng trở lên khi đến mua hàng tại Fivimart Hoàng Mai, quý khách có cơ hội nhận được các phần quà tặng từ ngày 29/12/20 đến 13/1/2013 cùng rất nhiều quà tặng được đính kèm sản phẩm, dùng thử sản phẩm cũng như các hoạt động hoạt náo khác diễn ra tại Fivimart Hoàng Mai.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam cho biết, quận Hoàng Mai với dân số đông nhưng tập trung nhiều người lao động có thu nhập thấp, do đó Công ty cổ phần Nhất Nam tạo chính sách giá riêng cho Fivimart Hoàng Mai, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại hơn để thu hút đông đảo người dân quận Hoàng Mai đến mua hàng.
 
BÀI ĐỌC NHIỀU 


tai game dien thoai conggameviet.com

http://conggameviet.com/

Nguồn: kienthuc.net.vn

Gia cầm 'cháy hàng' trước Tết

 (VietQ.vn) - Giá các sản phẩm thịt gia cầm như gà, ngan, vịt khoảng 2 tuần gần đây đã tăng đột biến, khan hiếm hàng. 

Theo phản ánh của nhiều bà nội trợ, cùng với việc tăng giá của các mặt hàng rau củ quả do thời tiết khắc nghiệp, lạnh giá; giá các mặt hàng thịt như thịt lợn, thịt bò, cá, cua và thịt gia cầm tăng cao. Giá gia cầm tăng theo các tư thương buôn bán thịt gia cầm là do ảnh hưởng từ các cơ chế quản lý chặt chẽ trong buôn bán, giết mổ, nhập khẩu gia cầm được các cơ quan tiến hành quyết liệt trong thời gian gần đây trong khi lượng gia cầm trong nước không đủ để đảm bảo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Chính vì thế, giá cả các loại gia cầm đã tăng lên, thậm chí tăng tới 30% chỉ trong 2 tuần gần đây.

Chị Phạm Thị Hải - tiểu thương ở chợ Khương Chung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, bản thân người bán cũng lo chứ không chỉ người tiêu dùng. Chưa bao giờ giá gia cầm, đặc biệt là gà thịt lại tăng nhanh như những ngày qua. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng giá gà đã tăng 20% - 30% tùy từng loại. Trong đó, gà công nghiệp tăng cao nhất từ 65.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg; gà mía (gà lông đỏ) từ 90.000 - 95.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg; gà ta từ 130.000-140.000 đồng/kg lên 160.000 đồng/kg.

Giá nhiều loại gia cầm tăng chóng mặt. Ảnh minh họa

Mặc dù giá cao như vậy nhưng nhu cầu người dân vẫn tăng cao. Đặc biệt trong dịp tết này, thấy dấu hiệu của giá thịt gà tăng đột biến, nhiều người dân lo ngại đã đặt gà trước của các tiểu thương ở các chợ vì lo sợ tết Nguyên Đán sẽ không mua được gà, đặc biệt là gà ta, gà trọi, gà dùng để tế lễ...

“Giá cao người bán đâu có lãi được nhiều, thậm chí còn bán chậm. Trước đây khi gà chưa tăng giá, mỗi ngày bán được vài chục con. Hiện nay, giá tăng lên, khách hàng chỉ hỏi mà không mua nhiều. Nhiều khách quen còn chuyển qua ăn các loại thực phẩm khác hoặc mua thịt đông lạnh trong siêu thị” chị Hải cho biết.

Kéo theo giá các thị gia cầm tăng là sự tăng giá của nhiều sản phẩm nhưtrứng cũng tăng cao. Hiện trứng gà công nghiệp cũng tăng. Giá bán buôn thêm 300 - 400 đồng/quả, giá bán lẻ thêm hơn 600 đồng/quả. Không chỉ vậy, hàng loạt các loại thực phẩm khác chế biến từ gà như phở gà, bánh mì trứng… cũng thêm 3.000-5.000 đồng/suất so với trước.

Anh Nguyễn Ngọc Sơn - tiểu thương ở chợ Thành Công (Ba Đình - Hà Nội) cho biết, hiện nay chỉ vợ anh bán thịt gà còn anh phải chạy đôn, chạy đáo về các vùng quê để đặt gà của bà con nông dân.

"Mua gà giờ khó lắm. Giá gà thịt tăng lên, người nông dân cũng "hét" giá cao. Buôn nhiều nhưng lãi chẳng bao nhiêu. Ngoài ra, nếu kiểm dịch chặt chẽ thì việc buôn bán còn cực kỳ khó khăn", anh Sơn nói.

Thịt gà ta tăng giá tới 180.000 đồng/kg. Ảnh minh họa

Trước thực tế như trên,Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, cơ quan này đang dùng nhiều biện pháp khác nhau để quản lý và tăng nguồn cung cho thị trường. Đảm bảo cung ứng đủ gà thịt cho dịp lễ tết năm nay. Về giá thịt, trong đó có thịt gà tăng đột biệt vào dịp này, lãnh đạo Cục chăn nuôi cho rằng đó là điều bình thường bởi theo thông lệ, cứ vào dịp này của năm, giá thịt gia cầm lại tăng cao, thậm chí còn tăng tiếp đến cận tết và qua tết.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam mức giá tăng của thịt gia cầm gần đây chưa thấm vào đâu trong khi giá nhiều sản phẩm, dịch vụ ăn theo chăn nuôi đã đồng loạt tăng từ trước. Mức giá tăng lần này cũng chỉ đủ bằng hoặc lãi chút ít cho người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng,thời tiết cuối năm lạnh nên gà nuôi theo kiểu thả vườn ở hộ nuôi nhỏ lẻ có thể chết, số lượng sẽ giảm nhưng không nhiều và thông tin giá tăng chỉ cục bộ. So với năm ngoái, giá thịt gà tăng nhẹ thấp hơn vì sức mua dự báo giảm. Bên cạnh đó phải thấy rằng người chăn nuôi đang chịu sức ép từ giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá ra đến tiểu thương tăng vùn vụt. Yếu kém nằm ở khâu phân phối của ngành chăn nuôi, chuỗi cung ứng còn quá nhiều tầng nấc trung gian nên giá đến người tiêu dùng mới cao như vậy.

Hiện các trại nuôi gia cầm lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc đang bán gà lông trắng xuất chuồng có giá 44.000 đồng/kg, tăng khoảng 16.000 đồng/kg so với hồi tháng 9, tháng 10. Còn gà lông màu tăng khoảng gần 40% so với hồi giữa năm.

Đặc biệt, trước thông tin Hà Nội sẽ mua hàng ngàn con gà ở Bắc Giang phục vụ nhu cầu của thị trường, giá loại gà này lại tăng đột biến và nhiều người săn lùng trong khi chưa ai kiểm chứng được loại gà này có đảm bảo chất lượng hay không. Việc tạo hiệu ứng sốt nóng như vậy có thể tiếp tay cho các tư thương gian lận, buôn bán gà kém chất lượng, rồi nói là gà Yên Thế - Bắc Giang. Hậu quả là có thể người tiêu dùng vẫn mua phải gà Yên Thế "rởm", chất lượng kém, còn thương lái thì vớ bẫm.

ông Bùi Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, giá gà đồi Yên Thế đang có xu hướng tăng mạnh do thị trường được mở rộng. Hiện, gà đồi Yên Thế xuất ra thị trường có giá khoảng trên 90.000 đồng/kg tăng hơn 30.000 đồng/kg.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó giám đốc Công ty TNHH chế biến thịt gia súc, gia cầm Minh Hiền cho biết, từ nhiều ngày nay, doanh nghiệp này gặp khó khăn khi thu mua gia cầm, nhất là gà thịt.

 Xuân Hương 


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game dien thoai online

Nguồn: vietq.vn

Cảnh báo tình trạng sữa "xách tay"

 Một số người tiêu dùng Việt Nam có thói quen sử dụng hàng xách tay do cho rằng đây là loại hàng nhập ngoại, chất lượng cao. Tuy nhiên, đối với ngành hàng dinh dưỡng, nhiều khi đây là thói quen nguy hiểm. 

Sản phẩm Ensure Gold Vigor (chai nhựa 237ml) và Ensure nước lon thiếc (250ml) của Abbott do công ty 3A nhập khẩu vào Việt Nam.

Thực chất, hàng xách tay không rõ xuất xứ, không có pháp nhân tại Việt Nam chịu trách nhiệm về chất lượng, vì thế khi người tiêu dùng “tiền mất tật mang” cũng sẽ không biết kêu ai.

Theo đại diện Công ty Abbott Laboratories SA tại TPHCM, tất cả sản phẩm sữa nước Ensure chính hãng nhập khẩu vào Việt Nam đều được phân phối chính thức bởi Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A. Tuy nhiên, hiện nay có không ít nguồn hàng về Việt Nam qua đường nhập lậu hoặc theo đường xách tay. Chị Tiến-chủ một sạp bán sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm trên đường Tân Hóa, Quận 6, TPHCM-cho biết: “Thỉnh thoảng tôi gặp được mối hàng xách tay mang từ nước ngoài về, chào hàng với giá rẻ hơn so với giá trên thị trường, bán lại sẽ lời nhiều hơn”. Song khi hỏi đến vấn đề bảo quản và chất lượng thì chị nói khỏa lấp: “Hàng Mỹ mà, lo gì”.

Trên thực tế, thời gian qua, người tiêu dùng nguồn hàng sữa nước Ensure xách tay đã than phiền không ít về chất lượng. Những người am tường thì hiểu rằng, hàng nhập lậu và xách tay không được bảo quản đúng qui trình cũng như không đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối trên thị trường. Một số chủ sạp dù biết hàng xách tay và thấy đáng ngờ về chất lượng nhưng vì hám lợi nên nhắm mắt cho qua.

Điển hình, gần đây, vụ việc Công an thành phố Huế phát hiện và bắt giữ một đường dây nhập lậu và đánh tráo nhãn mác sữa Ensure nước với số lượng lên tới hơn 10.000 lon đã khiến những người ưa chuộng hàng xách tay phải giật mình xem lại thói quen tiêu dùng của mình. Những hành vi sai trái để trục lợi của các đối tượng xấu đã gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhà phân phối chính hãng cũng như khiến người tiêu dùng bị tổn hại.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Abbott tại Việt Nam cho biết: “Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, hai sản phẩm Ensure nước được Abbott cung cấp là: Ensure lon thiếc 250ml sản xuất tại Hà Lan với 3 hương vị vani, sô cô la và dâu; và Ensure Gold Vigor chai nhựa 237ml sản xuất tại Hoa Kỳ, thế hệ mới tiên tiến của Ensure”. Cũng theo đại diện Abbott, để hỗ trợ và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, hãng này đã thiết lập đường dây nóng số 08 38272691 . Trong trường hợp khách hàng mua phải sản phẩm đáng ngờ hoặc trong quá trình tìm hiểu sản phẩm trên thị trường thấy nghi vấn có thể gọi về số điện thoại trên và cung cấp thông tin chi tiết cùng số lô sản xuất được in trên bao bì sản phẩm để được hãng xác định sản phẩm đó có phải là hàng chính hãng hay không.

Sữa nước Ensure xách tay về Việt Nam có một số hàng không được phép bán tại thị trường Việt Nam, và đó cũng không phải là sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A. Những hàng hóa này không chỉ không bảo đảm về yếu tố kĩ thuật trong quá trình vận chuyển, bảo quản, mà còn có thể bị tráo, trộn hàng giả. Nếu người tiêu dùng chỉ vì ham rẻ chút đỉnh mà “tiền mất tật mang”, để ảnh hưởng đến sức khỏe, thì sự trả giá còn lớn hơn nhiều.

Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm sữa Ensure nước chính hãng do Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A phân phối có thể giúp khách hàng phân biệt và lựa chọn được đúng sản phẩm chính hãng an toàn và đảm bảo chất lượng.

 Sản phẩm Ensure lon thiếc: 

- Thể tích in trên nhãn: 250 ml

- Địa chỉ nhà sản xuất in trên nhãn: ABBOTT LABORATORIES, ZWOLLE, THE NETHERLAND 

- Trên nắp lon có dán tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt ghi “Nhập khẩu và phân phối: Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A”

- Nhãn không có dòng chữ  “Not for retail sale”  

 Sản phẩm Ensure Gold Vigor 237ml chai nhựa, thế hệ mới tiên tiến của Ensure  

- Tên sản phẩm trên nhãn: “Ensure Gold Vigor”

- Dòng chữ “Được phân phối chính thức tại Việt nam: Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A” in trực tiếp trên nhãn

- Nhãn không có dòng chữ  “Not for retail sale” 


tai game dien thoai conggameviet.com

tải game điện thoại

Nguồn: laodong.com.vn

Triển khai các giải pháp hỗ trợ sản xuất muối vụ 2013

 Để sản xuất muối niên vụ 2013 có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất muối chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện nhiều giải pháp. 

Diêm dân thu hoạch muối ở xã Bạch Long, Nam Định. (Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN)


Đối với sản xuất muối thủ công, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương có sản xuất muối tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ người dân cải tạo nâng cấp đồng muối và chuẩn bị công tác vào vụ muối năm 2013.
Đặc biệt ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến công, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… để hỗ trợ người dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối; theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời thông báo và hướng dẫn diêm dân làm đúng quy trình sản xuất.
Bộ cũng đề nghị địa phương hỗ trợ người dân chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để chuyển nhanh sang sản xuất muối sạch kết tinh trên bạt HDPE; vận động người dân tích tụ ruộng đất để chuyển đổi từ sản xuất muối thủ công sang sản xuất muối công nghiệp gắn với chế biến và thị trường.
Đối với sản xuất muối công nghiệp, Bộ đề nghị các địa phương có sản xuất muối tăng cường chỉ đạo các đơn vị sản xuất muối công nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất muối và thu hoạch muối, nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu muối chất lượng cao cho ngành công nghiệp hóa chất để hạn chế nhập khẩu muối, tạo điều kiện tiêu thụ muối thủ công cho diêm dân.
Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất muối, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo sản xuất muối ổn định; rà soát, bổ sung diện tích đất hoang hóa vào quy hoạch sản xuất muối và giữ ổn định các đồng muối công nghiệp hiện có; chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến muối tại địa phương ký hợp đồng tiêu thụ lâu dài, ổn định đối với người sản xuất muối, đảm bảo giá cả hai bên cùng có lợi.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất muối, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Ưu tiên kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm thuộc các lĩnh vực sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm muối; triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012, diện tích muối cả nước đạt 14.157 ha, bằng 97% so với năm 2011. Sản lượng muối đạt 807.000 tấn, trong đó muối sản xuất thủ công đạt 571.000 tấn, muối sản xuất công nghiệp đạt 236.000 tấn./.

Thành Trung (TTXVN)


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game dien thoai online

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Sức mua có thể chỉ tăng khoảng 5% đến 10% trong dịp Tết

 QĐND - Bộ Công Thương cho biết, Tết Nguyên đán 2013, nguồn cung hàng hóa sẽ không thiếu và giá hàng hóa cũng ít biến động. Do kinh tế khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, nên sức mua có thể không bằng những năm trước. Trung bình nhiều năm, sức mua vào các tháng cận Tết thường tăng khoảng 20% so với năm trước, nhưng thị trường Tết năm nay sức mua có thể chỉ tăng khoảng 5% đến 10%. 

 QĐND - Bộ Công Thương cho biết, Tết Nguyên đán 2013, nguồn cung hàng hóa sẽ không thiếu và giá hàng hóa cũng ít biến động. Do kinh tế khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, nên sức mua có thể không bằng những năm trước. Trung bình nhiều năm, sức mua vào các tháng cận Tết thường tăng khoảng 20% so với năm trước, nhưng thị trường Tết năm nay sức mua có thể chỉ tăng khoảng 5% đến 10%.

Tại Hà Nội, để bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ lượng hàng hóa tổng trị giá khoảng 6000 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 20% đến 25% nhu cầu tiêu dùng tăng thêm trong những tháng Tết. Trong đó, nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chuẩn bị nguồn hàng với tổng trị giá khoảng 6.681 tỷ đồng, tăng 60% so với Tết năm ngoái. Trong đó, kinh phí cho dự trữ hàng bình ổn giá cho 3 tháng trước trong và sau Tết là khoảng 3.400 tỷ đồng.

 THỦY TIÊN 


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game dien thoai

Nguồn: www.qdnd.vn

Siêu thị chuẩn bị nguồn hàng Tết

 Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) chuẩn bị lượng hàng dự trữ để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2013 sắp tới. Trong ảnh: Người dân mua hàng tại siêu thị Hapro Gia Lâm. 

Lượng hàng hóa dồi dào

Theo nhận định của lãnh đạo một số doanh nghiệp thương mại lớn trên địa bàn, sức mua của người tiêu dùng trong đợt Tết Nguyên đán Quý Tỵ nhiều khả năng sẽ không tăng đột biến như các năm trước, do kinh tế khó khăn, người dân hạn chế chi tiêu. Tuy vậy, các siêu thị vẫn chuẩn bị lượng hàng hóa đầy đủ để phục vụ thị trường, với số lượng hàng tăng từ 10 đến 20% so với các tháng trong năm.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) chuẩn bị lượng hàng hóa dự trữ lên đến 996 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012. Hơn 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích và 40 cửa hàng rau và thực phẩm an toàn của Hapro sẽ tập trung bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu của người dân trong đợt Tết như lương thực, thực phẩm tươi sống, thủy, hải sản, bánh kẹo, đồ uống, quà tặng, đồ gia dụng... Các mặt hàng thực phẩm truyền thống như bánh chưng, giò, nem, phở, mứt Tết... được chuẩn bị chu đáo. Ngoài ra, mười mặt hàng thiết yếu nằm trong chương trình bình ổn giá của thành phố như gạo, dầu ăn, đường, thực phẩm chế biến... cũng được đơn vị dự trữ với số lượng lớn. Ngoài việc bày bán trong hệ thống cửa hàng, Hapro đã có kế hoạch tổ chức 300 gian hàng ngoài trời theo mô hình Quầy hàng Tết từ ngày 26-1 đến ngày 8-2 tại các huyện vùng xa, khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn.

Chị Nguyễn Thanh Huyền, cán bộ truyền thông Hệ thống siêu thị Big C tại Hà Nội cho biết, đơn vị đã dự trữ lượng hàng Tết tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước, gồm hơn 250 tấn mứt, kẹo truyền thống; 600 tấn thịt nguội; 1.000 tấn rau, củ, quả; 24 loại giỏ quà Tết với nhiều mức giá khác nhau. Đồng thời, siêu thị tiếp tục triển khai nhiều chương trình khuyến mại, mang đến mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng.

Không chỉ chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, các siêu thị cũng lên kế hoạch bố trí lao động, sắp xếp cơ sở vật chất, tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng... để tạo điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng mua sắm Tết. Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tiến hành cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ của toàn hệ thống bán lẻ của Tổng công ty. Dự tính, thời gian mở cửa bán hàng của hệ thống siêu thị Hapro sẽ kéo dài hơn ngày thường. Một số điểm bán hàng phục vụ qua giao thừa. Trong các ngày mùng 1, 2, 3 Tết sẽ có ít nhất mười điểm bán hàng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Từ mùng 4 Tết, tất cả các cửa hàng, siêu thị của Hapro mở cửa hoạt động bình thường. Siêu thị Big C cũng lên kế hoạch tăng cường các dịch vụ khách hàng như tăng các chuyến xe buýt miễn phí phục vụ người dân, tổ chức giao hàng miễn phí, tăng cường nhân lực cho bộ phận thu ngân, an ninh, vệ sinh...

Chú trọng các mặt hàng thiết yếu

Theo thông lệ, kế hoạch chuẩn bị cho thị trường thời điểm cuối năm và Tết đều được các siêu thị thực hiện từ trước Tết vài ba tháng, nhất là việc ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa. Nhờ đó, nguồn hàng vừa được bảo đảm, giá các mặt hàng cũng ổn định hơn, tránh được tình trạng tăng giá đột biến. Đại diện Co.op-mart Sài Gòn cho biết, khoảng 700 nhà cung cấp của siêu thị đã cam kết không tăng giá.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, cho nên các nhà sản xuất không đầu tư, đưa ra thị trường nhiều mẫu sản phẩm mới. Hầu hết vẫn là các sản phẩm quen thuộc, nhưng bao bì được thay đổi cho hợp không khí Tết. Cơ cấu các mặt hàng trong siêu thị hiện nay cũng có sự thay đổi khá rõ rệt. Theo đại diện siêu thị Big C, người dân chỉ tập trung mua các thực phẩm thiết yếu. Các nhóm hàng tiêu dùng chỉ bán chạy nếu có khuyến mại, giảm giá hấp dẫn. Vì vậy, các siêu thị cũng tăng cường lượng hàng thực phẩm, nhất là các thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt các loại, thủy hải sản... Các mặt hàng thực phẩm đã qua sơ chế thu hút khá nhiều người tiêu dùng do tính tiện dụng. Chị Nguyễn Thị Hòa, nhân viên cửa hàng điện thoại SamSung (phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình) cho biết: "Hiện giờ các siêu thị bày bán khá đa dạng các loại thực phẩm tươi sống, lại được sơ chế và làm sẵn như các món lẩu, cá kho, thịt xào, nem cuốn... nên rất tiện dụng, tiết kiệm thời gian chế biến, giúp các gia đình có thời gian nghỉ ngơi, đi chơi, thăm họ hàng".

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam Vũ Thị Hậu cho biết, ngoài việc tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, hệ thống siêu thị Fivimart của đơn vị chú trọng khai thác các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước thay cho các sản phẩm nhập khẩu. Phần lớn các sản phẩm như rau sạch, thịt sạch, các loại bánh, mứt, kẹo... được khai thác từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được siêu thị kiểm soát kỹ lưỡng, cẩn thận, để giữ uy tín với khách hàng. Ngoài ra, công tác bán hàng trực tuyến cũng được phía siêu thị đầu tư nhiều hơn, vừa tạo điều kiện cho khách hàng mua sắm đơn giản, nhanh gọn, vừa giảm tải được cho siêu thị trong những ngày cao điểm Tết sắp tới.


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game mobile

Nguồn: www.nhandan.org.vn

Bảo đảm nguồn thực phẩm tươi sống dịp Tết

 Đến thời điểm hiện nay ngành công thương các tỉnh, thành phố trong cả nước đang bước vào thời kỳ phục vụ Tết Quý Tỵ 2013. Theo chỉ đạo của Bộ Công thương, từ đầu quý IV, các doanh nghiệp đã chủ động sản xuất, chuẩn bị chân hàng bảo đảm nguồn cung cho thị trường trước, trong và sau Tết. 

Một số địa phương tiếp tục triển khai chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, đến nay có 53/63 tỉnh, thành phố báo cáo kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Trong đó có 27 địa phương triển khai chương trình bình ổn giá với số vốn hỗ trợ ước khoảng 1.340 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp, địa phương đã chủ động tăng lượng hàng dự trữ lên từ 10% đến 15% so với Tết năm ngoái. Ước tính lượng hàng chuẩn bị phục vụ Tết đạt khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Mặt hàng bình ổn giá tập trung vào những hàng hóa thuộc nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân như gạo, thịt, trứng, gia cầm, thực phẩm chế biến, dầu ăn, bánh mứt kẹo, đường, bột ngọt và các loại bia, rượu, nước giải khát cùng các loại nông sản khác như miến, măng, mộc nhĩ, nước mắm... để có thể đáp ứng cao nhất nhu cầu mua sắm của người dân. Nguồn kinh phí cho chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường Tết cao nhất là TP Hà Nội với 376 tỷ đồng, TP Hồ Chí Minh 262,2 tỷ đồng.

Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp khó khăn, thu nhập thấp, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, chỉ tập trung mua sắm các mặt hàng thật sự thiết yếu; dự kiến sức mua chỉ tăng khoảng 20 đến 25% so với tháng thường trong năm và tăng khoảng 10% so với năm trước. Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, do chủ động đẩy mạnh sản xuất, dự trữ hàng hóa cho nên các mặt hàng công nghệ phẩm, lương thực... không lo thiếu hàng. Riêng đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng... và rau củ quả các loại dự báo gặp nhiều khó khăn. Giá thức ăn đầu vào tăng cao, dịch bệnh xảy ra ở một số địa bàn, lãi suất vay ngân hàng tăng, chi phí sản xuất cao nhưng giá bán các sản phẩm không tăng khiến hoạt động chăn nuôi thua lỗ, nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng trại dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong dịp Tết.

Để bảo đảm nguồn cung các loại thực phẩm tươi sống trong những tháng cuối năm và dịp Tết Quý Tỵ, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người chăn nuôi nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này vẫn khó khăn, nhiều địa chỉ chăn nuôi quy mô lớn vẫn duy trì nhưng giảm quy mô, sản lượng xuất chuồng. Một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tạm ngừng chăn nuôi sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung ra thị trường. Theo quy luật tiêu dùng, hằng năm vào dịp trước, trong và sau Tết, giá cả các mặt hàng tươi sống thường biến động rất mạnh. Có cầu ắt có cung, khi nguồn hàng trong nước không đáp ứng được thì hàng nhập khẩu sẽ tăng, nhất là hoạt động buôn lậu gia cầm qua biên giới. Chính vì vậy, để bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thực phẩm tươi sống trong dịp Tết, các địa phương cần nắm sát diễn biến cung cầu, kiểm tra hoạt động chăn nuôi, kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ để tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi; kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là ở những địa bàn thường xảy ra rét đậm, rét hại... không để xảy ra đột biến làm ảnh hưởng đến nguồn cung, hoặc xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Trong điều kiện việc làm và thu nhập ở khu vực nông thôn nhất là các hoạt động chăn nuôi đang gặp khó khăn, cần có giải pháp hỗ trợ tích cực nhất.

Cùng với nỗ lực chủ động bảo đảm nguồn cung hàng hóa ở các địa phương, Ban Chỉ đạo 127 Trung ương, Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan cần tập trung chỉ đạo quyết liệt lực lượng chức năng chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lên kế hoạch, phương án quản lý thị trường trong dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu và xử lý nghiêm các vi phạm để bảo vệ sản xuất trong nước. Song song với tập trung bảo đảm nguồn hàng, các doanh nghiệp cần tổ chức tốt mạng lưới, tiêu thụ, mở rộng các điểm bán ở các thành phố, đồng thời tổ chức chương trình bán hàng lưu động đưa hàng về các chợ nông thôn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, phục vụ người lao động nghèo mua sắm thuận lợi, chủ động bình ổn thị trường Tết, không để xảy ra sốt giá.


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game mobile

Nguồn: www.nhandan.org.vn

Sữa nội chỉ đáp ứng được 20% - 28% nhu cầu

 Theo Bộ Công Thương, cả nước hiện có hơn 60 doanh nghiệp sữa với 300 nhãn hiệu nhưng tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 20% - 25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

Đối với sản phẩm sữa bột, sản lượng cả năm 2012 đạt hơn 75.000 tấn, tăng 7,2% so với năm 2011. Chế biến sữa trong nước mới đáp ứng được 28% nhu cầu, 50% là nhập nguyên liệu từ bên ngoài về chế biến và 22% còn lại là sữa thành phẩm nhập khẩu.

Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa là 771,5 triệu USD, giảm 8,2% so với năm 2011. Sữa nhập giảm do những thông tin về các sản phẩm sữa ngoại không đạt chất lượng và xu hướng cắt giảm chi tiêu của người dân khiến nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang mua sữa sản xuất trong nước.


tai game dien thoai conggameviet.com

tai game mobile

Nguồn: nld.com.vn