Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Độc đáo ẩm thực đất Mường, Hòa Bình

“Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hóa Mường”.


Văn hóa của một tộc người nói chung và văn hóa Mường nói riêng không phải là cái gì đó quá bao la, rộng lớn hay khó nắm bắt. Đó là những nét riêng, độc đáo biểu hiện sinh động trong nội dung và hình thức của một số giá trị văn hóa tiêu biểu: Văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa nhà ở- kiến trúc, ngôn ngữ, lịch pháp, tín ngưỡng- tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức,văn học - nghệ thuật, y học cổ truyền,…

Như vậy, tìm hiểu một nét văn hóa cũng chính là đã tìm hiểu được tính cách, lối sống, lối sinh hoạt của dân tộc đó. Ở đây, muốn đề cập đến một nét văn hóa vật chất của người Mường - mà khi soi vào đó, tâm hồn dân Mường, nếp sống, cách nghĩ, phong tục tập quán và truyền thống của họ hiện lên một cách tự nhiên, giản dị nhưng lại mang đậm nét bản sắc văn hóa riêng, không thể nhầm lẫn- Nét văn hóa ẩm thực.

Nói đến ẩm thực của người Mường là nói tới nét văn hóa toát lên trong mỗi món ăn, thức uống, trong cách họ ăn như thế nào. Với cuộc sống thường nhật, người Mường sáng tạo ra những món ăn của riêng mình, và khi ta thưởng thức ẩm thực, ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, nếp sống bao đời nay của dân tộc này.

Người Mường thường sinh sống trong những thung lũng có triền núi đá vôi bao quanh, gần những con sông, con suối nhỏ. Họ trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang hay trong chân núi trũng nước, trồng ngô, khoai sắn trên các nương rẫy thấp, săn bắt hái lượm trên rừng và đánh bắt cá tôm ở lòng sông , khe suối. Cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên; chính từ sự che chở của thiên nhiên đó, người Mương đã tồn tại cùng những món ăn, thức uống do họ tự sáng tạo ra, để rồi từ đó Văn hóa Ẩm thực Mường đã được khẳng định.

Người Mường rất thích ăn thức ăn có vị chua: củ kiệu, quả cà muối chua với cá, rau cải muối dưa, quả đu đủ muối dưa tép, rau sắn muối dưa cá, lá lồm nấu thịt trâu, thịt bò, lá bểu, lá chau khao nấu cá đồng, muối thịt trâu, tiết bò ăn vào mùa nào cũng thích hợp. Đặc biệt, trong góc bếp của mỗi gia đình Mường không thể thiếu những hũ măng chua.Nguồn thức ăn quanh năm sẵn có nơi núi rừng. Măng chua có thể xào nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho thịt trâu, kho cá, chấm rau sống hay ngâm ớt tươi,…

Vị đắng cũng là vị mà người Mường rất yêu thích. Măng đắng; lá, hoa, quả đu đủ không chỉ là món ăn thường ngày mà còn là món để thờ phụng trong nhiều nghi lễ dân gian. Ngoài ra còn có rau đốm, lá kịa, vừa là thức ăn vừa là thuốc đau bụng. Đặc biệt, ruột và dạ dày con Don vừa là vị thuốc chữa dạ dày vừa là món ăn quý hiếm.

Gắn với vị cay, người Mường có món Ớt nổi tiếng . Ớt được băm lẫn với lòng cá; hay đầu, tiết luộc, ruột cắt nhỏ của con gà, vịt. Băm nhỏ cho tất cả lên màu nâu sẫm, cắt nhỏ vài loại rau thơm trộn vào là được món ớt. Vị ớt cay của người Mường thường dùng để chế biến thành những món ăn riêng chứ không làm gia vị xào nấu như một số dân tộc khác.

Truyền thống của người Mường là thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả những bữa cỗ cộng đồng: Lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ cúng lớn trong năm. Trong mỗi dịp lễ tết, hội hè, món ăn và cách bày trí nó đều có những nét riêng, chứa đựng cả một tín ngưỡng. Với người Mường, phần ngọn và mép lá tượng trưng cho Mường Sáng- mường của người sống, phần gốc lá và mang lá tượng trưng cho Mường Tối- Mường ma, mường của người chết. Chính thế, khi dùng lá chuối bày cỗ, người Mường có quy tắc phân biệt: Người vào, ma ra. Tức là khi dọn cỗ cho người sống , phần ngọn lá hướng vào trong , phần gốc lá hướng ra ngoài, còn khi dọn cỗ cho người ma thì ngược lại. Đây là một quy tắc khá nghiêm ngặt, không thể vi phạm bởi người Mường tin rằng, sự vi phạm sẽ mang lại những điều dữ hoặc làm mất lòng khách.

Trong văn hóa ẩm thực Mường, tục uống rượu đúng ra thành một nét văn hóa riêng- Văn hóa rượu cần. Rượu cần người Mường luôn phải uống tập thể, mỗi lần uống rượu cần là ta lại được hòa mìng vào những luật vui của các tuần rượu, được nghe hát dân ca Thường rang- Bộ mẹng, hát đối đáp của các bên tham gia. Có thể khẳng định rằng, văn hóa Ẩm thực Mường cũng văn hóa rượu Cần đã thể hiện được tính cộng đồng và tính huyết thống rất cao của dân tộc.Hòa Bình từ lâu đã được coi là tỉnh Mường , Văn hóa Mường góp phần rất lớn làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này. Đến với Hòa Bình, tìm hiểu văn hóa bản địa, không thể không đến Bảo tàng Không gian văn hóa Mường - nơi tái hiện và lưu giữ lại cả không gian sống, lối sinh hoạt, lao động sản xuất và những nét văn hóa đặc sắc của chủ nhân mảnh đất. Đến đây, chúng ta sẽ thực sự được hòa mình vào một xã hội Mường thu nhỏ, được thưởng thức ẩm thực dân gian trong khung cảnh nhà sàn, trong âm vang tiếng nhạc cồng chiêng, hòa cùng những lời ca tha thiết của các chàng trai, cô gái Mường. Về với Hòa Bình, về với bản sắc văn hóa Mường cũng chính là đã tìm về cội nguồn, với lịch sử của dân tộc./.


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: www.dulichvn.org.vn

Phụng dưỡng: Nỗi ân hận, dằn vặt của một nàng dâu

(Kienthuc.net.vn) - Ngày xưa, tôi có một đứa bạn đanh đá, thường nửa đùa nửa thật bảo tiêu chuẩn chọn người yêu là đến nhà thấy hai cái ảnh trên bàn thờ. Tôi trách bạn ăn nói độc ác, không ngờ có lúc chính mình cũng có ý nghĩ khủng khiếp đó, y như vợ anh Minh trong bài viết “Phụng dưỡng: Con dâu làm lễ cầu cha chồng chết sớm!”

Mẹ chồng tôi cũng ốm liệt giường 6 năm trời. Tôi chẳng dám nhận mình là nàng dâu hiền thảo, nhưng mẹ chỉ có mình chồng tôi là con nên hai mẹ con thân thiết với nhau như mẹ con ruột. Hồi đầu mẹ ốm, tôi cũng không quản ngại bỏ công bỏ việc, thức đêm thức hôm trông nom, bón cho bà từng bát cháo, cốc nước cam. Hiểu nỗi khổ tâm của chồng, không đành lòng giao mẹ cho giúp việc, từ một phiên dịch viên tiếng Anh, tôi xin nghỉ việc ở nhà chăm mẹ, gia sư thêm khi có thời gian rảnh rỗi.

Tôi đã từng có suy nghĩ khủng khiếp, mong mẹ chồng chết đi! (Ảnh làm mờ theo yêu cầu của nhân vật))
Đúng là chỉ có ai trong cuộc mới hiểu, áp lực chăm sóc một người liệt giường lâu năm đáng sợ thế nào. Không biết tự bao giờ, sau 4-5 năm hầu mẹ kiệt sức, trong tôi nảy sinh ra ý nghĩ đáng sợ đó. Tôi không dám hé môi với ai, càng không dám mời thầy về làm lễ cầu cúng như chị vợ kia nhưng thành thật với bản thân mà nói, nhiều lúc tôi nghĩ, thà mẹ sống vui khỏe, chứ nằm liệt không biết gì chỉ khổ thân, khổ lây con cháu.

Suy nghĩ thế nên năm cuối đời của bà, tôi cũng lơ là, không được chu đáo như trước. Trước kia, bận gì thì bận, cứ vài tiếng là tôi lại kiểm tra, thay bỉm cho bà một lần. Sau này, nhiều hôm tôi mải việc quên khuấy mất, đến lúc nhớ ra thì bỉm đã tràn ra giường, nhầy nhụa.

Lần một, lần hai, tôi còn cảm thấy day dứt, áy náy, tôi biết bà khó chịu lắm vì lúc còn khỏe, bà vẫn nổi tiếng sạch sẽ. Nhưng rồi nhiều lần như vậy cũng thành quen, việc ăn uống, tắm rửa cho cụ cũng qua loa cho xong chuyện.

Mỗi lần gặp bạn bè, đứa nào cũng xinh tươi, phơi phới, vợ chồng trẻ tung tăng, chẳng vướng bận gì, tôi lại thấy số mình sao mà khổ, tự dưng đâm đầu vào một nhà mẹ chồng ốm đau, lúc nào cũng mệt mỏi, công danh sự nghiệp lỡ dở.

Mỗi lần chồng giục giã sinh con thứ hai, tôi lại lên giọng oán trách: “Bây giờ mỗi mẹ và thằng Nam (con trai tôi đã 8 tuổi) mà em đã xơ xác thế này có thêm đứa con nữa chắc chết sớm.” Chồng tôi không nói gì, chỉ lặng lẽ thở dài.

Cũng chừng này mùa đông năm kia, mẹ mất. Cái chết của mẹ chẳng những không làm tôi nhẹ người, mà còn để lại một khoảng không trống hoác, mà mỗi lần nghĩ lại, nổi ân hận lại giày vò.

Tôi không bao giờ quên cảm giác, buổi chiều muộn đưa mẹ ra nghĩa địa rồi trở về nhà, thấy góc phòng của mẹ không còn đồ đạc gì, chỉ còn là một khoảng không trống vắng. Chiếc giường, chiếc bàn uống nước, chăn màn của mẹ… được đưa ra nghĩa địa đốt hết, giờ đã thành tro bụi. Đêm đó tôi mệt, ngủ lịm đi. Tôi mơ thấy mẹ chồng đứng nhìn tôi, đôi mắt bà nửa trách móc, nửa lại tội nghiệp, y hệt như cách bà nhìn tôi mỗi khi tôi quên thay bỉm hay để bà đói, lạnh.

Suốt hai tuần liền, hôm nào tôi cũng thức dậy giữa đêm, trời lạnh giá mà mồ hôi ướt đẫm cả người. Tôi bị một trận cảm nằm trên giường suốt hai tuần liền, hết uống thuốc Bắc, Nam đều không khỏi. Suốt những ngày nằm bẹp đờ đẫn, tôi nhớ mẹ chồng, ân hận vì đã không chăm bà chu đáo khi bà còn sống.

Hơn một năm sau khi mẹ mất, tôi sinh đứa con thứ hai. Đúng thời gian này, bố tôi lại đau ốm nên mẹ không thể sang chăm cháu ngoại, nhà tôi cũng neo người, chỉ có tôi và một em gái lại lấy chồng ở miền Nam. Con gái tôi khóc dạ đề suốt ba tháng mười ngày, đêm nào tôi vẫn vật lộn cả đêm với con, osin không giúp được, công việc của chồng tôi cũng quá vất vả nên không phụ vợ được nhiều.

Cha mẹ chết rồi, muốn chăm chẳng được. Ảnh minh họa.

Tôi nhớ lại hai đêm liền sau khi sinh đứa đầu tiên, tôi được nằm ngủ cả đêm, mẹ chồng chỉ đánh thức tôi dậy mấy lần để cho con bú. Suốt mấy tháng sau đó, bà nằm cùng giường với tôi, cháu cứ o oe là bà lại bế, dỗ dành. Buổi sáng, trong lúc tôi ôm con ngủ, bà dậy sớm nấu nước lá xông, còn cho tôi đắp mặt nạ nghệ xông nước lá chanh để da trắng đẹp. Tôi lại nhớ cảnh bà không ngại vào phòng tắm, tắm nhẹ nhàng cho tôi, sau thời gian tôi đẻ kiêng nước.

Có hôm con gái nhỏ của tôi khóc đến 5 giờ sáng, người tôi rệu rã, không đủ sức giữ con nữa. Tôi để mặc con cứ thế khóc thét. Tôi như thấy mẹ chồng hồi bà còn khỏe, xua tay bảo tôi “thôi đi ngủ đi, mẹ bế cháu cho.” Lúc chồng tôi chạy vào thì anh ngơ ngác, thấy cả con và tôi đều khóc.

Cuối tuần vừa rồi, chồng tôi khiến tôi không khỏi bất ngờ khi đề nghị bố mẹ tôi về ở cùng để tiện đường chăm sóc. Anh nói bố mẹ anh đã mất rồi, bố mẹ tôi lại đã già yếu, nên mời ông bà về sống cùng cho ông bà được sum vầy bên con cháu lúc tuổi già. Anh nói một câu khiến tôi lặng người đi, nghẹn ngào: “Cha mẹ mất rồi, muốn chăm chẳng được”

Hà Thị Thu Huyền, Phùng Khoang, Thanh Xuân, HN


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: kienthuc.net.vn

Sách hay: Ngày xưa có một con bò

Tiin.vn - Nghe giống như một quyển truyện cổ tích nhỉ?

"Ngày xưa... ngày xưa...", cụm từ này vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Bạn thử nhớ lại xem có phải đằng sau mỗi câu chuyện "ngày xưa" đều là những bài học sâu sắc cho mỗi người không? Và Ngày xưa có một con bò cũng không nằm ngoài điều này. Đó là một quyển truyện có nội dung nhẹ nhàng, sinh động với những triết lý và bài học được đưa ra một cách tinh tế và không gượng ép.

Bìa trước của quyển sách

Những triết lý được hiểu đơn giản là: Dù muốn dù không thì trong mỗi con người đều đang nuôi ít nhất là một con bò và thậm chí là cả đàn bò. Đó là những con bò: bao biện, viện cớ, đổ lỗi, ỷ lại, mãi tự hào với quá khứ...

Bạn từng phạm phải lỗi lầm và thường xuyên giải thích cho những điều đó? Bạn thiếu trách nhiệm và không ít lần đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho bạn bè? Bạn nghĩ mình đã tốt rồi, không cần phải học hỏi, cố gắng thêm nữa... Nếu thật sự như thế thì bạn đang nuôi cả "trang trại bò" rồi đấy. Nhưng không sao, quyển sách này sẽ giúp bạn "đuổi bò" bằng những phương pháp khá thuyết phục. Hãy đọc sách với tâm thế của một người biết nhận ra những khuyết điểm của bản thân và đối mặt với chính nó, để những "con bò không phát béo" lên nữa. Có thể bạn không thể nào tống khứ chúng đi "một sớm một chiều" nhưng ít ra bạn cũng sẽ có cách làm cho chúng không quá ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của mình.

Quyển sách sẽ giúp bạn nhận ra những lời "biện minh" của mình và loại bỏ nó

Đừng quá chán nản khi bạn nhận ra mình đang chăn "quá nhiều bò" vì không có ai là hoàn hảo cả. Mỗi khuyết điểm dù muốn dù không cũng góp phần tạo nên bức tranh cuộc sống của bạn. Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là chọn những gam màu thật tươi sáng, ý nghĩa cho bức tranh của mình. Bức tranh sẽ đẹp hơn nếu ta biết tự tập những thói quen tốt, suy nghĩ tốt. Với cách diễn đạt gãy gọn và có sự "dụ dỗ", người đọc sẽ chấp nhận và loại bỏ "những con bò" của chính mình từ nhỏ đến lớn như: "Mình hay quên vì đầu óc không tốt", "Mình cúp tiết vì thầy dạy chán quá", "Mình cúp tiết vì có thể tự học ở nhà mà", "Mình không dậy sớm vì hôm qua mình mệt chết được"...

Một độc giả đã nói rằng: "Cuốn sách đã khiến tôi thay đổi, nhưng không phải bằng một cách mạnh mẽ, quyết liệt, không phải là "một gáo nước lạnh", mà bằng một cách nhẹ nhàng, giống như những câu chuyện cổ tích vậy".

Còn chúng ta, hãy bắt đầu "câu chuyện cổ tích tìm và tiêu diệt bò" nhanh thôi nào!

Tên sách:Ngày xưa có một con bò
Hoàng Yến Phương dịch
Nhà xuất bản Trẻ
Giá bìa: 46.000 đồng

tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: tiin.vn

Bác sĩ gia đình từ căn bếp nhà bạn

TPO - Từ thời xa xưa, các loại thực phẩm được dùng hàng ngày để chế biến món ăn trở thành những phương thuốc chữa bệnh tự nhiên tốt nhất.

Bạn có thể tiết kiệm viện phí và đóng vai trò như bác sĩ gia đình từ căn bếp của bạn với 10 loại thực phẩm chứa rất nhiều đặc tính chữa bệnh sau:

1.Muối

2. Nước khoáng pha hương vị quinin

3. Chanh

4. Mật ong

5. Dầu ôliu

6. Sữa

7. Dấm táo

8. Trà hoa cúc

9. Bột nở

10. Gừng

Minh Châu
TheoHMU


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: www.tienphong.vn

Tình yêu người nhạc công duy nhất của Tiểu đoàn 307

(Người nổi tiếng) - Người nhạc công ghi ta của tiểu đoàn 307 nay đã ở tuổi “bát niên”, nhưng âm hưởng của những ngày miền Nam sục sôi kháng chiến, dư âm của những thăng hoa nghệ thuật của người lính năm xưa dường như chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí ông. Giai điệu ghi-ta ngọt ngào, sâu lắng chất chứa bao nỗi niềm về cuộc sống, về tình yêu ngang trái của người nhạc công năm nào lại có dịp thẩm thấu vào lòng người nghe.



Tiếng hát người ra trận

Tiếng đàn ghi-ta lúc trầm lúc bổng mang theo giọng ca “trời phú” giữa cánh rừng U Minh thâm sơn cùng cốc. Sau mỗi trận đánh, những anh lính “áo bà ba nâu” lại được thiết đãi bằng một bữa tiệc đàn ghi-ta.

Một thời, những tay văn nghệ của tiểu đoàn 307 gắn với bài hát cùng tên đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh về tinh thần dùng lời ca tiếng hát át bom rơi, đạn nổ.

Hôm ấy, có lẽ tôi là người may mắn và hạnh phúc nhất khi được nghe lại những giai từ hoang sơ, thuần khiết của một chất giọng đặc sệt Nam Bộ do chính người trong cuộc thể hiện. Dù chiến tranh đã lùi xa, dù thời gian có làm hao mòn đi tuổi trẻ và sức khỏe, nhưng giọng ca năm nào vẫn “gào thét” mạnh mẽ, phá vỡ những ồn ào, náo nhiệt ngay giữa lòng thành phố đô hội.

Tôi như được sống lại những năm tháng lửa đạn khốc liệt nhất của miền Nam anh hùng, tôi như thấy từng đoàn quân rầm rầm ra trận có khát vọng hòa bình, tình yêu đất nước và con người. Tiếng hát của một người lính văn nghệ vẫn vẹn nguyên như thủa nào.

Mai Sơn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất ở đội văn nghệ của tiểu đoàn 307. Ông nổi tiếng ở giọng hát truyền lửa và đệm đàn ghi-ta. Xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo ở Sài Gòn, thủa thiếu thời, Mai Sơn thường theo các anh chị trong phong trào học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình.

Các bậc đàn anh thường không cho Sơn theo nhưng cậu ta cứ lén tham gia và cũng chịu những hơi cay, dùi cui của bọn đàn áp. Tận mắt chứng kiến cái chết của anh Trần Văn Ơn, Mai Sơn dần hiểu rằng: Đó là những mất mát, hy sinh của những người yêu nước, đó là sự đấu tranh để bảo vệ dân tộc.

Tiếng hát của Mai Sơn vẫn khỏe khoắn, sâu lắng chất chứa cả một tình yêu với âm nhạc

Sơn có người anh đã thoát ly đi Cách mạng. Một hôm, anh trai nhờ người đưa tới cho Sơn một bức thư trong đó khuyên em trai tham gia Cách mạng. Chỉ có đi làm cách mạng mới giải phóng được gông cùm, áp bức của chế độ. Sơn đắn đo suy nghĩ, bởi Sơn đang có mối tình với một cô gái con nhà tư sản giàu có.

Ngặt nỗi, gia đình cô gái không đồng ý tác hợp mối lương duyên này vì nó “không môn đăng hộ đối”, điều đó càng làm Sơn đau khổ tột cùng. Ở lại thì suốt ngày phải đối mặt với kẻ thù hành xác nhân dân, đối diện với tình yêu bị ngăn cấm.

Là con trai, lòng tự trọng càng cao, Sơn quyết tâm từ bỏ tất cả đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Ông viết một lá thư gửi lại cho người yêu mang theo tâm trạng xao xuyến rối bời. Chẳng hiểu trong thư có lửa tình hay nước mắt mà khi vừa đọc xong thư, cô gái đã chạy tới tìm Sơn.

Cô ấy đã khóc thật nhiều, mềm yếu đến tội nghiệp khi nhìn người yêu chuẩn bị đi xa. Không chấp nhận với tình yêu đơn độc, mỗi người một ngả, cô gái năn nỉ Mai Sơn đưa cô theo. Cảm động trước tấm chân tình của người thương, Mai Sơn bất chấp tất cả đưa người yêu rời Sài Gòn về vùng căn cứ Cách mạng lúc này đang đóng ở Cần Thơ.

Về tới chiến khu, Sơn và người yêu được tổ chức phân công mỗi người một nhiệm vụ. Cô Hồng (người yêu Sơn) làm phụ tá quân y còn Sơn biên chế trong tiểu đoàn 307.

Trong cánh rừng U Minh âm u, giọng ca của đội văn nghệ tiểu đoàn 307 luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bộ đội. Trước mỗi trận đánh, đội văn nghệ lại lên đường, hòa nhập vào từng đơn vị đóng quân rải rác ở chiến khu hát ca oai hùng như thách thức quân thù, thách thức bom rơi, đạn nổ.

Mai Sơn là tay ghi-ta và cũng là giọng hát chính của đội. Trên sân khấu, giọng hát trời phú của ông bay bổng, réo rắt dội vào lòng chiến sĩ cái thần của ý chí và quyết tâm đánh giặc. Sơn còn tự biên tự diễn nhiều kịch bản hài, tạo nên không khí vui nhộn trong đơn vị. Ông tự hào khoe rằng, ông có một cách biểu diễn không giống với bất cứ một ca sĩ, diễn viên nào.

Ông là người lính văn nghệ nên cái tố chất cũng rất “lính”. Mỗi khi hát, không chỉ hát để thưởng thức mà còn phải truyền cái hồn khí chiến đấu trong mỗi ca từ, và ông coi đó như là nhiệm vụ của mình trong cuộc chiến này. Từ khi bài hát Tiểu đoàn 307 ra đời, Mai Sơn chiếm một vị trí trọng yếu trong dàn nhạc.

Ông bảo, cái tố chất văn nghệ sĩ có từ bẩm sinh rồi nên dù đi đâu, kể cả cầm súng cũng có thể hát. Thật ra, trong tâm hồn mỗi người lính đều rất lãng mạn, phong trần. Vì chiến tranh mà họ phải ôm súng đánh giặc, chứ thực ra họ đều là những tâm hồn rất nghệ sĩ.

Cuộc tình đẫm lệ của người nhạc công tài hoa

Trong vùng căn cứ Cách mạng, tuy mỗi người một nhiệm vụ nhưng khi có thời gian rảnh, Mai Sơn lại tìm về thăm người yêu. Trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, tình yêu của họ ngày một nhân lên cùng với nỗi nhớ xa cách cứ đong đầy.

Sự âm u, tĩnh mịch của rừng già chứng kiến lời thề non hẹn biển, những nhắn gửi yêu thương nồng nàn, ấm áp về một tương lai không còn tiếng súng của đôi tình nhân trẻ.

Những lần gặp nhau ngắn ngủi, họ tranh thủ trút hết nhớ nhung cho nhau và kết quả của những lần hẹn hò ấy là một mầm sống đang dần hoài thai trong cơ thể người con gái. Tổ chức biết, đơn vị biết, tất cả đều âm thầm kết duyên cho họ mặc dù vẫn chưa có quyết định chính thức.

Thế nhưng “hạnh phúc chẳng tày gang”, những ngày đầu ấp tay kề chẳng là bao, vì hoàn cảnh của cuộc chiến, họ phải xa nhau. Hiệp định Giơnevơ, Mai Sơn có lệnh tập kết ra Bắc. Ở lại thì không được mà đưa người yêu đi cũng không xong, Sơn buồn bã, đau đớn tột cùng.

Giọt máu của mối tình thời chiến mãi mãi là nỗi thương lòng khiến ông day dứt suốt cuộc đời. Để giữ trọn trách nhiệm, trước ngày tập kết, ông nhắn cho gia đình mình ở sài Gòn xuống Cần Thơ đưa cô Hồng quay trở về.

Trong đêm chia tay, những giọt nước mắt không ngừng rơi của đôi trai gái. Trong cánh rừng U Minh bạt ngàn, tiếng côn trùng da diết càng cồn cào con tim đôi trai gái đang mang trong mình thiên chức cao cả. Lại thề hứa, lại chờ đợi, dường như những câu từ ấy là duy nhất để nói lên sự bất lực của hoàn cảnh.

Con rạch mùa này không có nước, chiếc xuồng chở mối tình đầu mang theo đứa con chưa trào đời nặng nề rời bến. Mỗi cái chống xuồng là một nhát dao đâm tứa máu vào tim người ra đi và người ở lại. Xuồng xa dần, chỉ còn một đốm nhỏ bé mù mờ phía chân mây.

Sơn hiểu, tất cả đã vĩnh viễn rời khỏi tầm tay của mình. Một mình, Sơn ngoảnh đầu lại phía sau cánh rừng, không một bóng người, không một cánh chim trời, ông quỵ xuống gào khóc trong tuyệt vọng.

Tập kết ra Bắc, Sơn không nguôi nhớ người thương. Một ngày buồn ở xứ Kinh Bắc, Sơn nhận được tin cô Hồng đã lấy chồng. Sơn mừng cho hạnh phúc đơn sơ của người yêu nhưng buồn thì nhân lên gấp bội.

Đứa con ông chưa một lần được nhìn mặt rồi đây sẽ gọi người khác là cha. Ông vùi đầu vào công việc, rồi hát hò, đờn ca cho khuây khỏa nỗi đau.

Sau nhiều năm “chăn đơn gối chiếc”, thui thủi buồn vui một mình ở xứ Bắc, năm 1962, Sơn kết duyên với một người con gái là Việt kiều yêu nước từ Thái Lan về. Họ có với nhau 5 người con. Chiến trường miền Nam lại sôi sục gọi mời những người lính tập kết năm nào.

Như bao người con miền Nam khác, Mai Sơn quay trở lại chiến trường B vào Trung ương cục miền Nam tiếp tục chiến đấu. Cũng trong năm này, ông nhận được tin cô Hồng qua đời. Sau 21 năm trời từ lần chia tay ở bến đò ngang, hình ảnh cuối cùng là con xuồng vượt cạn ra đi trong một sáng đầy sương.

Ông đi tìm đứa con trai của mối tình đầu năm ấy đã 21 tuổi. Cha con gặp nhau trong nước mắt vui mừng, tủi hận. Ông tâm sự: “Lúc lấy bà sau này, tôi không dám nói là mình đã từng có con. Sau này, qua một cánh thư mẹ tôi gửi ra có đề cập đến đứa cháu thì vô tình vợ biết.

Tôi phải giải thích cho bả biết do chiến tranh chứ thực ra tôi không phải là thằng đàn ông tồi. Bà không tỏ ra tức giận mà chỉ buồn, bà sợ sau này gặp lại “tình xưa nghĩa cũ” tôi sẽ bỏ mẹ con bà...”.

Ông trời cũng không ngược đãi với người nhạc công tài ba ấy, sau này các con của ông đều thương yêu, đối xử tốt với nhau. Người con đầu nay đã gần 60 tuổi vẫn thường lui tới, thăm nom cha.

Sau cuộc chiến, đa phần những người lính trong đội văn nghệ của tiểu đoàn không còn. Duy nhất người nhạc công ghi ta may mắn hơn là vẫn được ôm đàn đi hát. Dù tuổi cao, sức khỏe yếu đi nhiều nhưng hễ có dịp đi về nguồn thăm lại chiến trường xưa, gặp lại những đồng đội cũ của mình, ông không bao giờ vắng mặt.

Chiếc đàn ghi-ta cũ gỉ, phủ đầy lớp bụi của thời gian nhưng ông vẫn trân trọng cất giữ. Ông bảo, đó là kỉ vật mà ngày xưa đồng bào đã tặng ông nên ông quý hơn bất cứ món quà nào. Ông lại hát, tiếng hát của người nhạc công nay đã già nhưng vẫn còn thấm đẫm tình yêu. Những giai điệu ghi-ta thanh thoát, sâu lắng vẫn tràn đầy sức sống bay vút lên mây ngàn.


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: phunutoday.vn

Cho thuê... đầu hói, kiếm hơn 6 triệu/ngày

Giống như một câu ngạn ngữ xưa: "Nếu cuộc đời cho bạn một trái chanh, hãy pha ngay một ly nước chanh" - đó chính xác là những gì mà Brandon Chicotsky đã làm sau khi anh bị rụng gần hết tóc từ khi còn rất trẻ. Chàng trai thổ lộ: "Vì tôi không được lựa chọn việc mình có bị hói hay không nên tôi nghĩ tôi sẽ sống chung với cái đầu hói và sẽ làm cho nó trở nên đẹp hơn, có ích hơn".

Brandon Chicotsky

Giống như một câu ngạn ngữ xưa:"Nếu cuộc đời cho bạn một trái chanh, hãy pha ngay một ly nước chanh" -đó chính xác là những gì mà Brandon Chicotsky đã làm sau khi anh bị rụng gần hết tóc từ khi còn rất trẻ. Chàng trai thổ lộ:"Vì tôi không được lựa chọn việc mình có bị hói hay không nên tôi nghĩ tôi sẽ sống chung với cái đầu hói và sẽ làm cho nó trở nên đẹp hơn, có ích hơn".

Thật may mắn kể từ lúc khai trương vào tháng trước, dịch vụ cho thuê vị trí quảng cáo trên đầu mang tên Bald Logo của Brandon Chicotsky gặp rất nhiều thuận lợi. Đơn đặt hàng tới tấp đến với anh. Theo đó, các công ty muốn quảng cáo sẽ trả khoản phí 320 USD/ngày (gần 6,7 triệu đồng) để logo nhãn hàng của họ được xăm lên đầu Brandon Chicotsky hoặc một trong những đồng nghiệp với anh.

Brandon và nhóm của mình sẽ đảm bảo hình xăm có độ bền đẹp, chống chọi với bất cứ điều kiện thời tiết nào. Đặc biệt, họ sẽ đi bộ với logo quảng cáo trên đầu mình khoảng 6 tiếng mỗi ngày trên đường phố Austin để thu hút sự chú ý từ mọi người.

Hiện tại, Bald Logo mới gồm 3 thành viên, được gọi bằng cái tên thân mật "những thiên thần hói". Brandon tỏ ra rất lạc quan về triển vọng kinh doanh của Bald Logo và dự tính sẽ thuê thêm nhân sự, mở rộng dịch vụ sang các thành phố khác trên nước Mỹ.

Để gây ấn tượng mạnh với người qua đường ở mức nhiều nhất có thể, các nhân viên Bald Logo còn được trang bị "vũ khí" đặc biệt gồm dàn máy quay đi theo, những cô gái xinh đẹp và một nam diễn viên diện đồ bó sát toàn thân.

Một ngày làm việc của nhóm Brandon bắt đầu bằng việc họ đi ra đường với đầu hói xăm hình logo nhãn hàng cần quảng cáo, cùng hai cô gái mang theo biển hiệu hoặc vẫy cờ để quảng bá sản phẩm nhãn hàng đó.

Chưa hết, họ còn được "hộ tống" bởi một chàng điển trai, thân hình chuẩn và một đoàn quay phim. Brandon bật mí: "Ở nơi nào có máy quay, mọi người sẽ tò mò muốn tìm hiểu xem họ đang quay gì vậy, ở trên đầu chúng tôi có gì vậy?". Đây đúng là một chiêu câu khách hiệu quả.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Daily News, Brandon chia sẻ:"Thật tuyệt vời vì dịch vụ kinh doanh của chúng tôi thực sự thu hút được sự chú ý và quan tâm từ mọi người . Lần đầu tiên trong đời, tôi được nhận ra khi đi ăn tại một nhà hàng".

Ông chủ trẻ hào phóng cũng đã quyên góp gần một nửa doanh thu của Bald Logo cho Alopecia Areata Foundation - quỹ từ thiện hoạt động vì những người bị mắc chứng bệnh tự miễn dịch khiến tóc rụng và gây nên tình trạng hói đầu.

Theo VTC


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: thebox.vn

"Đồi hài cốt" trên bán đảo Sơn Trà: Tiền đồn chống giặc xưa còn đó

Tại Đà Nẵng có một di tích lịch sử đặc biệt. Người dân địa phương gọi nơi này là "nghĩa địa Tây Ban Nha" hay "nghĩa trang Y Pha Nho", còn người Pháp thì gọi là "Ossuaire", tức là Đồi hài cốt, nhiều lớp hài cốt chồng lên nhau. Đây chính là nghĩa địa tập thể chôn những binh lính Pháp và Tây Ban Nha tử nạn trong cuộc tấn công đầu tiên vào cảng Đà Nẵng từ năm 1858 đến năm 1860. Hằng năm vào ngày 25/12, nhiều du khách phương Tây tìm đến đây để cầu nguyện cho linh hồn những người nằm lại nơi "Đồi hài cốt".

Quyết tử giữ Sơn Trà

Nhà thơ yêu nước Phan Chu Trinh viết rằng: "Kìa đâu súng nổ đã nghe đùng/Cách bữa tầu Tây lại Vũng Thùng. Nửa hạt Hòa Vang rân tiếng súng/Mấy ngày Đà Nẵng đậu buồm bông”…

Nếu Đà Nẵng được lịch sử giao cho sứ mạng tiên phong để quân dân ta đương đầu với các cường quốc phương Tây, thì Sơn Trà đóng vai trò là vị trí tiền đồn vô cùng hiểm yếu. Người dân nơi đây có câu hát ru rằng:Chiều chiều mây phủ Sơn Trà/ Sóng gầm Non Nước, mưa sa Vũng Thùng.

Hệ thống núi non của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên Vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác như Vũng Tiên Sa, Vũng Thùng, Vũng Hàn, vịnh Đà Nẵng. Từ đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Từ đầu thế kỷ XVIII, người Pháp đã chú ý đến tầm quan trọng của hải cảng Đà Nẵng ( Tourane ) trên biển Đông. Năm 1835, Vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán".

Vào tháng 4/1821 và tháng 12/1824, Chính phủ Pháp phái hai chiến hạm đến Đà Nẵng dâng thư lên vua xin thông thương. Trong những năm 1830, 1836, 1838 nhiều chiến thuyền Pháp đã cập bến Đà Nẵng. Tháng 4/1837, Hoàng đế Napoléon III đã thành lập một Hội đồng Nghiên cứu Việt Nam, hội đồng này đã đệ trình ý kiến nên đánh chiếm vùng đất này vì ba lợi ích tôn giáo, chính trị, kinh tế và cần bí mật chuẩn bị một đội quân viễn chinh hùng mạnh. Ngày 25/11/1857 Chính phủ Pháp giao cho Phó đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly được toàn quyền hành động.

Chiều ngày 31/8/1858, mượn cớ triều đình An Nam ngược đãi các giáo sĩ, liên quân Pháp và Tây Ban Nha với 14 chiến hạm và trên 2.350 quân đã kéo đến Đà Nẵng. Sáng ngày 1/9/1858, Rigault gửi tối hậu thư cho quan Trấn thủ Đà Nẵng là Trần Hoàng buộc phải đầu hàng và hạn phúc đáp trong 2 giờ đồng hồ. Quá hạn, Rigault ra lệnh pháo kích vào các cơ sở phòng thủ của quân ta quanh vịnh Đà Nẵng, Sơn Trà, các thành Điện Hải, An Hải.

Sau nửa giờ bắn phá dữ dội, quân Pháp - Tây Ban Nha từ các tàu Némésis, Phlégéton, Primauguet đã đổ bộ được lên bờ. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng rồi lần lượt thành An Hải cùng các pháo đài Phòng Hải, Trấn Dương, các đồn Nhất, Nhì, Ba, Tư lọt vào tay địch. Đến chiều ngày 1/9/1858, Pháp đã chiếm giữ bán đảo Sơn Trà và thành An Hải. Từ đây Sơn Trà trở thành cứ điểm đồn trú chính của quân Pháp - Tây Ban Nha.

"Đồi hài cốt" nhìn từ dưới cảng Tiên Sa.

Sáng ngày 2/9/1858, quân Pháp - Tây Ban Nha đồng loạt nã pháo tấn công thành Điện Hải làm sập một góc thành, kho thuốc súng bị nổ. Sau nửa giờ chống trả quyết liệt, quân ta buộc phải rút lui vì thành bị hư hại nặng, và vũ khí thì thô sơ, lạc hậu. Quân Pháp chiếm thành Điện Hải và các đồn phụ cận, phá hủy các kho lương, khí giới, thu gần 450 đại bác bằng đồng và gang của quân ta rồi rút về căn cứ Sơn Trà.

Triều đình Huế sai quan Chưởng vệ Đào Trí vào để hiệp cùng với quan Tổng đốc Nam Ngãi là Trần Hoàng chống ngăn quân giặc. Nhưng Đào Trí đến nơi thì hai thành An Hải và Điện Hải đã bị mất. Triều đình lại sai quan hữu quân Thống chế Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thận đem 2.000 cấm binh vượt đèo Hải Vân đến Đà Nẵng, đặt sở chỉ huy tại làng Nghi An, huyện Hòa Vang.

Sau khi đánh chiếm được Sơn Trà, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh tan phòng tuyến của quân ta ở xã Mỹ Thị. Ngày 6/10/1858, trong cuộc giao chiến dữ dội tại Cẩm Lệ, Thống chế Lê Đình Lý bị thương nặng rồi hy sinh.

Tình hình Đà Nẵng ngày càng nguy ngập, Vua Tự Đức bèn cử Nguyễn Tri Phương đang làm Kinh lược sứ ở Lục tỉnh về làm Thống chế quân vụ Quảng Nam, điều Tổng đốc Phạm Thế Hiển ở Định Tường - Biên Hòa về Đà Nẵng làm Tham tán quân vụ. Tháng 12/1858, Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển cho đắp phòng tuyến Liên Trì gồm một hệ thống đồn, lũy dài 3km dọc sông Hàn. Để tránh hỏa lực rất mạnh của địch, Nguyễn Tri Phương không chủ trương đánh chính diện, mà cho phục kích, thực hiện "vườn không, nhà trống" và cho đắp lũy dài từ Hải Châu vào tới Phúc Ninh, Thanh Giản, để bao vây liên quân ngoài mé biển.

Ba năm ôm hận

Với mưu lược của Nguyễn Tri Phương, phòng tuyến Đà Nẵng được giữ vững, liên quân Pháp-Tây Ban Nha không thể tấn công mở rộng địa bàn, phải bám giữ bán đảo Sơn Trà. Lúc này quân ta thực hiện chiến lược "Vườn không, nhà trống", chiến thuật du kích, lại gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, lam sơn chướng khí gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm như kiết lị, sốt rét, nhất là bệnh dịch tả… khiến rất nhiều quân Pháp - Tây Ban Nha phải bỏ mạng.

Những ngôi mộ lớn trong "Đồi hài cốt".

Phó đô đốc De Genouilly đã viết thư về Pháp rằng: "Chính phủ bị đánh lừa về bản chất của cuộc đi đánh lấy nước An Nam Kỳ. Người ta trình bày rằng việc viễn chinh này chỉ là một việc dễ dàng thôi, nho nhỏ thôi; thực ra, nó không dễ, cũng không nhỏ... Người ta cho rằng dân chúng sẽ nổi lên hưởng ứng, thật ra trái hẳn lại với sự dự đoán đó... Người ta báo cáo rằng quân đội An Nam không có gì, sự thật thì quân chính quy rất đông, còn dân quân thì không đau ốm và không tàn tật... Trên bộ thì không hành quân lớn được, dù là chỉ hành quân ngăn ngắn mà thôi; binh lính không chịu đựng nổi... Chúng ta đang xuống dốc đến kiệt quệ ở Đà Nẵng. Mọi phương tiện cải thiện tình hình bộ binh và hải quân đều hết sạch và vô hiệu"...

Ngày 15/1/1859, viên tướng này gửi tiếp một báo cáo nữa để nói rõ số lính chết vì bị bệnh kiết lị lên đến mức đáng sợ. Trong số 800 lính bộ binh, chỉ còn khoảng 500 người có thể cầm khí giới, nhưng không đủ sức để mở một cuộc hành quân...

Theo "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim thì còn các nguyên nhân khác: "Lúc trước các giáo sĩ đều nói rằng hễ quân Pháp sang đánh, thì dân bên đạo tức khắc nổi lên đánh giúp, đến nay không thấy tin tức gì, mà quân lính thì tiến lên không được. Ở Đà Nẵng thì chỗ ăn chỗ ở không có, lại phải bệnh dịch tả chết hại mất nhiều người, bởi vậy Genouilly lấy làm phiền lắm".

Trước tình hình đó, ngày 2/2/1859 Genouilly quyết định đem quân vào Nam đánh chiếm Vũng Tàu, Gia Định, chỉ để lại một số ít quân và vài chiến hạm giao cho đại tá Hải quân Faucon ở lại Sơn Trà để giữ vùng đất đã chiếm được.

Trong lúc ấy, Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển ra sức củng cố lại phòng tuyến, nhất là thành Điện Hải. Phòng tuyến này kéo dài 3km từ thành Điện Hải đến đồn Nại Hiên.

Sau khi chiếm được thành Gia Định, ngày 15/4/1859 Genouilly lại kéo quân trở ra Đà Nẵng, liên tiếp mở những đợt tấn công nhằm tiến ra chiếm kinh đô Huế. Nhưng một lần nữa, quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã khiến kế hoạch "đánh mau, thắng mau" của Pháp thất bại, hao tổn lực lượng, quân lính phần chết trận, phần chết dịch rất nhiều. Cuối cùng chúng phải rút hết quân vào Gia Định ngày 23/3/1860, để lại trên bán đảo Sơn Trà một nghĩa trang tập thể với hàng ngàn hài cốt.

Tiếng vọng trên "Đồi hài cốt"

Hơn 1,5 thế kỷ đã trôi qua, thời gian tưởng chừng như xóa sạch dấu tích của chiến trường xưa với những trận xung sát kinh thiên động địa. Con đường nhựa đen nhánh, phẳng lì như dải lụa trải dài ra cảng Tiên Sa thuộc Thọ Quang, Sơn Trà. Hai bên đường một bên là biển xanh, một bên là bờ đá taluy xám ôm lấy chân núi Sơn Trà. Những đoàn xe tải dài dằng dặc nối nhau nằm chờ chuyển hàng ra cảng. Ồn ào và hối hả, ít ai chú ý đến cái nghĩa trang trắng xám, già nua tựa vào núi, nằm sát bên Hải quan Đà Nẵng, ngay ngã ba xuống bãi Tiên Sa.

Anh bạn tôi ở Tòa án quận Thanh Khê cho hay, nơi đây vốn thuộc mũi Mỏ Diều và đảo Cô, trước đây nằm trong khu quân sự, bị thép gai, cỏ cây khuất lấp nên ít ai tìm đến. Và kia rồi, một cây thánh giá màu trắng nhô cao ẩn hiện trong những tán lá xanh, phía dưới có dòng chữ trắng "OSSUAIRE" (Đồi hài cốt) như tên gọi của nơi này. Đồi hài cốt nằm quay mặt ra biển. Lần theo những bậc đá xanh cũ kỹ lên trên khoảng 2m, qua tấm bình phong, bức tường thành, cổng sắt nhỏ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhô cao. Trên cây thánh giá của ngôi nhà nguyện có khắc chữ "SPES UNICA"( ý từ câu "O Crux, ave spes unica!" - Ôi kính chào Thánh giá là hy vọng duy nhất của chúng tôi!).

Bước vào khung cửa hẹp tối đen tương phản với màu vôi trắng lốp bên ngoài, tôi không tránh khỏi cảm giác rờn rợn. Nhà nguyện cao 3,5m, ngang 3m, dài 12m, bên trong chỉ có một cái bàn thờ đơn giản theo nghi thức Công giáo, phía trên là những phiến đá khắc dòng chữ Latinh chạy uốn lượn phía trên bệ thờ theo hình vòm đối xứng, cân đối với bàn thờ. Tường và trần nhà nguyện đã có những vết nứt khá lớn.

Bên tay trái bức tường có một bảng đá khắc dòng chữ Pháp: "A la mémoire des combattants Francais et Espagnols de l'Expédition Rigault de Genouilly. Mort en 1858 - 59 - 60 et ensevelis en ces lieux" (Để tưởng niệm những chiến binh Pháp và Tây Ban Nha của cuộc viễn chinh Rigault de Genuoilly. Chết những năm 1858 - 1859 - 1860 và được an táng ở đây). Hai bên hông có hai cửa sổ có chấn song sắt nhìn ra bên ngoài làm cho không khí bên trong ngôi nhà nguyện đỡ phần u tối.

Dòng chữ khắc bên trái nhà nguyện

Có tài liệu cho rằng nhà nguyện này là mồ chôn tập thể của hàng ngàn binh lính Pháp - Tây Ban Nha được tập trung về đây trong 3 năm 1858 - 1860. Năm 1895, Toàn quyền Paul Doumer đã cho xây dựng lại nơi này. Theo ông Lưu Anh Rô, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng dẫn trong một tài liệu đề ngày 25/5/1921 của Trường Viễn Đông Bác Cổ, nội dung đề nghị Toàn quyền Đông Dương cho tu sửa khu nghĩa địa này, có đoạn: "Tôi xin lưu ý ngài về tình trạng hư hỏng của nghĩa trang ở bán đảo Tiên Sa, bắc Tourane, nơi chôn cất những binh sĩ bộ binh và hải quân của người Pháp và người Tây Ban Nha thuộc hạm đội của Đô đốc Rigault de Genouilly. Khoảng 1.500 hài cốt đã khai quật và tập trung vào một hốc công cộng có dựng một nhà thờ. Nhà thờ này đã bị đổ nát, cửa ra vào đã hư hỏng. Xung quanh nhà thờ có một số ngôi mộ của các sĩ quan Pháp và Tây Ban Nha, trong đó có mộ của trung tá Duppré Déroulède bị giết trên chiến hạm Némésis vào ngày 18/11/1859 ...".

Xung quanh khuôn viên ngôi nhà nguyện là 32 ngôi mộ nằm ngang dọc được đắp bằng xi măng. Những ngôi mộ cùng bia mộ lớn nhỏ không đều nhau hoặc không có bia, không thể đoán được thứ tự sắp xếp theo thời gian chôn cất hay chức vị của người nằm bên dưới. Đọc những dòng chữ ghi trên bia có thể thấy những người nằm đây rải rác từ năm 1858 đến năm 1860.

Những người bán hàng ở dưới cảng cho biết, hằng năm vào ngày 25/12, nhiều du khách phương Tây tìm đến đây để cầu nguyện cho linh hồn những người nằm lại nơi "Đồi hài cốt". Không biết trong số du khách ấy có mấy người là hậu duệ của những chiến binh chìm sâu trong lòng đất lạ sau những cuộc giao tranh đẫm máu với những người dân bản xứ bé nhỏ nhưng oai hùng và bao dung biết mấy. Dấu xưa vẫn còn đó thật im lìm, lặng lẽ, bên cạnh cảng biển Tiên Sa rộn ràng náo nhiệt suốt ngày đêm


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: antg.cand.com.vn

Tán gái kiểu ngày xưa

Các anh ngày nay hay nghĩ rằng họ sẽ tự tin hơn khi lên đời con xe SH hay LX để đi cưa gái cho oách. Ngày xưa cũng chẳng kém gì.

Chở nhau trên chiếc Vespa đi xem phim ở rạp chiếu bóng hay đi nhảy đầm Tây.

Thời bao cấp, không chàng trai nào không biết bài thơ đúc kết vui về những thứ làm tăng tính hấp dẫn khi đi tán gái: "Một yêu anh có may-ô / Hai yêu anh có lương khô để dành" hoặc những câu vui như "Đẹp trai đi bộ ko bằng mặt rỗ đi cúp”.

Bác Phan Trung (Kim Liên, Hà Nội) kể lại chuyện cưa cẩm thời bao cấp của mình, rằng con gái ngày xưa cứ đẹp, tóc dài, da trắng, trông nết na thì nhiều người theo. Bác cho biết, hồi đó bác có mặt mũi sáng sủa, học hành cũng gọi là nhất nhì khóa. "Nhưng như thế thì thừa ra. Phải có chiếc xe đạp Favorite của Tiệp Khắc mới gọi là oách”, bác kể lại.

Nhưng khi không có cả dép lẫn xe, bác Trung lại bất ngờ “đốn đổ” tim người yêu đầu tiên bây giờ bằng một cây bút máy.

Vào thời bao cấp, những chiếc bút cũng là một vật dụng để khẳng định “đẳng cấp”. Những chiếc bút mực Kim Tinh từng là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới sở hữu nổi. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo rồi bước ra phố, khối người phải nhìn với ánh mắt kính nể.

Xe đạp Favorite (siêu xe) ngày ấy và dép nhựa Tiền Phong màu trắng.

Bác Trung cười khà bảo “Như thanh niên bây giờ cầm iPhone, iPad thôi. Ngày ấy được tặng chiếc bút Kim Tinh, giắt vào áo đã thấy oai, lại được thêm cái chữ cũng rồng bay phượng múa. Chép cho nhau độ dăm bài thơ, tôi và bà ấy yêu nhau tự nhiên thế thôi. Sau này, bà ấy bảo chú ý tôi vì cây bút.”

Tuy nhiên, mối tình sau chót với bác gái bây giờ cũng không kém phần thú vị. Vợ của bác Trung cũng từng là "hotgirl" một thời bao cấp vì vừa xinh, vừa làm nghề rất có giá: phân phối thực phẩm.

Vì là "hotgirl" thời ấy nên bác gái được nhiều người săn đón. Lúc đó bác Trung đã đi học ở Nga về theo suất của nhà nước, đời sống cũng khá, gia đình có hẳn hai chiếc xe Cub 50, bố bác đi làm ở viện có xe đón xe đưa. Nhưng nhà gần sở làm, theo nếp cũ, bác cứ đi bộ thôi.

Ngang qua cửa hàng của bác gái rồi chào hỏi, nói chuyện làm vui. Bác vốn là người đi nhiều, đọc nhiều, lại ăn nói nhanh nhảu, hát nhạc Nga hay nên bác được bác gái cộng thêm nhiều điểm.

Lúc mới yêu nhau, các chị cùng làm với bác gái cứ bảo bác gái đâm đầu vào rọ vì rõ nghèo thế, trong khi bao anh khác đi cả ô tô đến. Vậy mà bác gái đã chọn cái anh chàng có vẻ "nghèo nghèo" ấy. Nhắc lại chuyện xưa, bác vẫn hay trêu bác gái "quả có mắt nhìn người".

Bút máy là "hàng công nghệ xịn" thời đó.

Chú Nam (TP.HCM) kể về mối tình đầu của mình “Ngày xưa cô chú học người trường nam, người trường nữ. Chú hay chở cô trên chiếc xe đạp Pơ-giô của mình đi khắp nơi, thích nhất là về những vườn cây ăn trái, cả hai đuổi bắt nhau trong những khu đất rộng bát ngát, cây xanh máy mẻ. Quà tặng nhau là những quyển sách có lời đề riêng. Tình yêu đến từ việc cùng yêu thơ, yêu truyện.”

Gia đình cũng có khá về kinh tế, nên khi đến trưởng thành, chú Nam được ba mua tặng chiếc xe Vespa. “Chạy chiếc xe này oai lắm, nhất là vào thời đó. Con gái thích ngồi sau chiếc Vespa vì dáng rất đẹp chứ không thô như mấy chiếc Mobylette. Ngày đầu đến sở làm, chú trúng ngay sét ái tình với cô cử nhân mới từ Tây về. Để cưa được cô ấy, chú phải giở hết ngón nghề: sách văn, nhảy đầm, thư từ. Bữa đầu tiên đưa cô ấy đi nhảy đầm Tây, tim muốn vọt ra ngoài dù rất rành món này. Ở nhà thì quần áo chuẩn bị là lượt, tóc chải chuốt mượt đến nỗi con ruồi ngã vô là chết, đeo trên tay chiếc đồng hồ Seiko hàng hiệu thời ấy để thêm tự tin. Có lẽ khéo dẫn nữ nên mới dẫn luôn được trái tim cô ấy đến giờ. Hồi đó, chú hay mời cô ấy đi nghe nhạc Pháp”.

Người thường là vậy, còn giới nghệ sỹ Sài Gòn xưa yêu nhau ra sao? Một trong những chuyện tình nổi tiếng Sài Gòn ngày xưa là của tài nữ Thanh Nga và đạo diễn - luật sư Phạm Duy Lân. Ông Lân lớn hơn nghệ sĩ Thanh Nga khá nhiều tuổi, có ngoại hình khá đàn ông, cương nghị, có một sự nghiệp tương đối thành đạt. Trước ông, nghệ sĩ Thanh Nga từng có những cuộc tình để đời, với những người đàn ông mà nghệ sĩ cũng có và giàu có cũng có.

Ông Lân chinh phục nghệ sĩ Thanh Nga bởi sự chăm chút ân cần và tinh tế của mình. Nghệ sĩ Thanh Nga được chồng hết mực yêu chiều và tôn thờ. Theo lời kể của NSƯT Kim Cương - người bạn thân của Thanh Nga thì: "Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24 h. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: "Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được".

Chiếc xe đạp Pơ-giô (Peugeot)

"Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe. Tôi chưa thấy người đàn ông nào thương yêu vợ mình như chồng Thanh Nga", nghệ sỹ Kim Cương nói thêmCó vũ khí cưa gái hạng nặng hay không thì những chàng trai của thời xưa vẫn có ngón nghề rất riêng: thơ.

Thời ấy, các chàng thích làm thơ và nhiều nàng cũng thích thơ. Họ làm thơ tặng nhau, chép thơ của T.T.K.H, Xuân Diệu, Lưu Quang Vũ, Nguyên Sa... tặng nhau. Những vần thơ đầy tình cảm mà bây giờ khó tìm được.

"Tôi đánh rơi trái tim.
Vào mắt em sâu thẳm.
Đau đớn trái tim chìm.
Trong bể đời tuyệt vọng.

Có ai nói hộ tôi.

Trái tim đắm mất rồi.
Trong mắt em sâu thẳm.
Mình em vớt được thôi..."

Bây giờ mà giở những vần thơ này ra tán gái, có khi lại bị chê là sến.

Theo NCĐT


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: thebox.vn

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Một mình đá bóng

- Cứ bình thường làm ăn, phát triển đều đều, bền vững, có khi lại ít chuyện để nói, bác nhỉ. - Chứ còn gì nữa, thời Nghiêu - Thuấn bên Trung Quốc ngày xưa có họp nhiều, tranh luận nhiều, chất vấn nhau đâu.

Thời Bác Hồ cũng toàn dân nô nức sản xuất, chiến đấu, chỉ bây giờ mới lắm chuyện. Kinh tế còn suy thoái mà vẫn tham nhũng ào ào…

- Có khi tham nhũng là nguyên nhân suy thoái cũng nên. Báo họ đăng có một tỉnh nghèo ở miền Trung (QB) mà vẫn xài sang, dùng hàng chục tỉ đồng công quỹ mua xe sang, đi nước ngoài du hý.

- Cán bộ đi thôi, dân vẫn “chang chang cồn cát nắng trưa QB” như bác Tố Hữu làm thơ ngày trước.

- Lại còn những công trình nghìn tỉ, tỉnh nhỏ, dân không nhiều, đảng viên cũng vừa phải, cán bộ phụ trách công tác Đảng của tỉnh làm gì phải xây trụ sở đến 500 tỉ, to như khách sạn?

- Tiền dân tiền nước, lại có quyền chi, ai chả muốn chi lớn.

- Tỉnh này còn nổi tiếng vì nhiều chuyện lạ về công tác cán bộ. Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 9.2010, đến nay nhiều ghế vẫn “bỏ trống” như phó chủ tịch tỉnh, GĐ Sở Y tế…, vui hơn là có các chức danh khác như bí thư, phó bí thư tỉnh đoàn hết tuổi thanh niên, không giữ chức nữa, ngày ngày đến cơ quan ra quán càphê ngồi. Các GĐ Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH hết tuổi tỉnh ủy, còn tuổi công tác chẳng bố trí làm gì, bèn cho về “hưu non”.

- Cán bộ thiếu thế, điều hành thế nào được công việc?

- Vì thiếu bác số 1 nên ngành y tế có bệnh viện tổ chức tuyển dụng nhân viên bằng… thi đấu bóng chuyền, chưa kể nhiều ca tai biến sản khoa chết người… Nói chung là địa phương này một mình một bóng, một sân, đá kiểu cục bộ, không theo luật chung.


 

my pham the face shop

My pham the face shop

 

 

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: laodong.com.vn

Cửa Tư Dung bồi lấp, ngư dân bỏ biển

PNO - Được coi là một thắng cảnh nổi tiếng, sau bao năm vật đổi sao dời, cửa biển Tư Dung đang biến mất một cách lặng lẽ. Cửa Tư Dung của ngày xưa không còn là một cửa biển rộng, sâu, tàu, thuyền ra vào tấp nập như đã từng được mô tả trong sách sử.

Nguy hại hơn, vài tháng gần đây sự bồi lấp của cửa biển này khiến hàng trăm hộ dân sinh sống tại đây gặp rất nhiều khó khăn trong nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Cửa Tư Dung bồi lắng, ngư dân bỏ biển

Thủy sản chết hàng loạt

Nằm tách biệt trên tỉnh lộ 18, xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ nhiều đời nay bà con ngư dân sống dựa vào nguồn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá. Khu đầm Hải Phú trải dài trên 60 ha qua địa bàn 2 xã Lộc Bình và Vinh Hiền, từ lâu là nguồn sinh kế của hàng trăm ngư dân. Khoảng vài tháng trở lại đây, cửa Tư Dung bị bồi lắng, nguồn nước trong đầm Hải Phú bị ô nhiễm, ngọt hóa làm cho hàng chục ha mặt nước là diện tích nuôi trồng các loại thủy sản như ngọc trai, cá, vẹm xanh…đồng loạt bị “bức tử”.

Anh Lê Viết Khánh (thôn Hải Bình, xã Lộc Bình) cho biết, từ năm ngoái đến nay, gia đình anh đầu tư nuôi gần 20 lồng cá cùng nhiều ốc, vẹm xanh…Mỗi năm, đến mùa thu hoạch, thương lái từ Đà Nẵng ra tận đầm thu mua, với giá cá mú 260.000 đồng/kg, cá hồng 170.000 đồng/kg... gia đình anh thu nhập vài trăm triệu. Thế nhưng, thời gian gần đây do cửa Tư Dung bị bồi lắng, đầm Hải Phú bị biến thành “ao”, nước lắng đọng, ngọt hóa, cùng với việc nuôi tôm ồ ạt, xả thải nước thẳng ra khu đầm khiến nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng làm 80% số thủy sản nuôi trồng của gia đình anh Khánh bị chết, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Mỗi ngày, anh Khánh xuống khu nuôi trồng thủy sản của mình vớt hàng chục cân cá chết. “Thủy sản chết dai dẳng từ nhiều tháng nay. Cá chết đành mang cho lợn ăn, chứ bán cũng chẳng ai mua.”- anh Khánh buồn nói. Cùng rơi vào tình cảnh “đổ nợ” như anh Khánh là nhiều hộ gia đình khác như hộ ông Lê Viết Sơn, Trần Cát đều thị thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Ngọc trai của Công ty Ngọc Việt bị chết hàng loạt

Nguồn nước ô nhiễm còn làm nhiều trang trại nuôi trai lấy ngọc ở Lộc Bình rơi vào cảnh khốn đốn do trai đang trong thời kỳ sinh trưởng bị chết hàng loạt. Trang trại nuôi trai lớn nhất tỉnh Thừa Thiên- Huế của Công ty TNHH Đầu tư và sản xuất Ngọc Việt (gọi tắt là Công ty Ngọc Việt) đầu tư, từ nhiều tháng nay các lồng nuôi trai bỏ hoang hóa. Trang trại cỏ mọc um tùm, lồng trai chết vứt ngổn ngang. Người quản lý cơ sở trang trại ở đây cho biết, năm 2009, cơ sở đầu tư 1 triệu con trai, cho sản phẩm ngọc chất lượng khá tốt. Thế nhưng, hơn nửa năm nay, do nguồn nước bị ngọt hóa, ảnh hưởng ô nhiễm từ các hồ nuôi tôm xả thải thẳng ra đầm Phú Hải đã làm số trai bị chết hơn 90%, ước thiệt hại cả chục tỷ đồng.

Ông Lê Văn Huấn, Trưởng ban mặt trận thôn Hải Bình cho biết: “Trước đây khi đầm chưa bị ngọt hóa, ô nhiễm, số thủy sản nuôi trên đầm không chết, còi cọc. Người dân sống dựa vào đầm bằng cách đánh bắt hải sản cũng kiếm ngày 200-300 nghìn đồng, giờ thì vừa mất việc làm, vừa không có nơi nuôi trồng nên cuộc sống người dân rất khó khăn.” Trước thực trạng cửa Tư Dung ngày càng bị bồi lắng, UBND xã Lộc Bình đã nhiều lần kiến nghị, làm tờ trình gửi các ban ngành liên quan nhằm có phương án giải quyết nhưng vẫn chưa có phản hồi. Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Văn Sỹ - phụ trách bộ phận thủy sản (phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc) cho hay: “Huyện đã có tờ trình nhưng do đây là công trình không nằm trong quy hoạch về thủy lợi của tỉnh, nguồn vốn đầu tư lớn nên không thực hiện được.”

Ngư dân “bỏ quên” nghề biển

Ông Lương Thế Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Bình cho hay, việc nguồn nước bị ô nhiễm do cửa Tư Dung bị bồi lắng không chỉ làm thiệt hại hàng tỷ đồng của các trang trại, ngư dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn mà còn làm hàng trăm ngư dân mất nguồn thu chính từ đầm phá, mất việc, nhiều hộ phải chuyển sang trồng rừng, phụ hồ hay đi các địa phương khác làm ăn. Anh Nguyễn Ánh (thôn Hải Bình) cho biết: “ Bao đời nay gia đình tui đều theo nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Giờ thả con gì nuôi đều chết, vài vụ như ri thì cụt vốn hết. Gia đình tôi đang tính chuyện chuyển qua trồng rừng, hay đi phụ hồ kiếm sống.” Theo nhiều người dân ở Lộc Bình, những năm trước, mưu sinh trên đầm phá, bình quân họ cũng kiếm được trên dưới 100 nghìn đồng mỗi ngày, nhưng giờ sinh kế khó khăn, việc làm bị mất đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh dân biển nhưng đành bỏ biển, làm nghề “tay trái” mưu sinh.

Cả vùng nuôi cá, vẹm, trai lấy ngọc trên đầm Lập An giờ hoang hóa

Nguồn nước ô nhiễm khiến ngọc trai chết hàng loạt ở các cơ sở cũng khiến người dân không còn việc. Những năm trước, khi con trai được đưa vào nuôi thử nghiệm, Công ty Ngọc Việt đều mở lớp đi tham quan, học hỏi về cách nuôi, chăm sóc ngọc trai cho bà con ngư dân. Cơ sở nuôi trai đã giải quyết, tạo việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập 300 nghìn đồng/người/tháng.

Theo báo cáo của UBND xã Lộc Bình, nguồn nước ở đầm Phú Hải bị giảm độ mặn từ 30/1.000 xuống còn 0/1.000. Tình trạng này chỉ xảy ra sau mỗi mùa lụt, nước nguồn đổ về, đến nay cửa Tư Dung bị bồi lắng vào thời điểm đã bước vào vụ nuôi nên gây thiệt hại nặng về nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, để khơi thông được cửa biển này cần phải có nguồn kinh phí lớn, vượt qua khả năng của xã.

Trước tình trạng nguồn nước ở đầm Phú Hải bị ô nhiễm, vừa qua, ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi làm việc, kiểm tra tại xã Lộc Bình. Để giải quyết những khó khăn cho người nuôi trồng thủy sản, ông Lưu đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và địa phương rà soát lại việc tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản trong vùng; về lâu dài, có giải pháp xử lý môi trường và giảm thiểu tác hại của chất thải từ các hồ nuôi tôm đối với môi trường. Đồng thời, yêu cầu nghiên cứu các giải pháp tối ưu, phù hợp để khắc phục tình trạng ngọt hóa trên đầm Phú Hải.

Bài và ảnh: THUẬN HÓA


 

my pham the face shop

My pham the face shop

 

 

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: phunuonline.com.vn

Câu chuyện ngày thứ Năm: Ghi bàn nay dễ hơn xưa nhiều?

(Thethaovanhoa.vn) - Châu Âu đang bị ám ảnh bởi bóng ma bàn thắng. Chúng có mặt ở khắp nơi, trong mọi giải đấu, vượt mọi biên giới các quốc gia và làm nổ tung mọi sân vận động (trừ các trận đấu có sự góp mặt của… Sunderland). Lionel Messi, Cristiano Ronaldo và Radamel Falcao liên tục phá vỡ các kỷ lục ghi bàn qua từng vòng đấu. Cả thế giới đang tấn công, không ngừng nghỉ.

Trận Arsenal lội ngược dòng thắng Reading 7-5 sau khi bị dẫn 4 bàn, một trong những trận đấu nhiều bàn thắng và cũng điên rồ bậc nhất mùa này

Các trận đấu mà một bên dẫn trước 4 bàn và sau đó bị lội ngược dòng không còn là điều bất thường nữa. Hai năm trước, tại giải CAN 2010, Mali dẫn 4-0 đến tận phút 74, nhưng cuối cùng lại chỉ giành được kết quả hòa 4-4 trước Angola. Tháng Hai năm ngoái, Arsenal cũng dẫn Newcastle 4 bàn, rồi cũng chỉ ra về với một điểm. Giữa tháng Mười năm nay, kịch bản không tưởng ấy lặp lại, và nạn nhân là đội tuyển Đức, trong trận hòa Thụy Điển. Mới đây nhất là cú lội ngược dòng lịch sử của Arsenal trước Reading, bị dẫn 4 bàn và thắng ngược 7-5.

Số bàn thắng trung bình mỗi trận tại các giải VĐQG Anh, Pháp và TBN tăng lên rất rõ ràng trong một thập kỷ qua. Mùa trước, lần đầu tiên trong lịch sử, các trận ở vòng knock-out Champions League mang lại trung bình hơn 3 bàn/ trận, và mùa này, tỉ lệ ấy là 3,03 bàn/ trận ở vòng bảng Champions League. Thậm chí, ở hai giải vô địch có số bàn thắng trung bình tương đối ổn định trong một thập kỷ qua là Bundesliga và Serie A, tỉ lệ bàn thắng cũng tăng rõ rệt mùa bóng này.

Số lượng bàn thắng đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi số lượng lẫn chất lượng được nâng cao của các đường chuyền. Điều này thành công nhờ chất liệu là các đường chuyền ngắn và lối chơi chú trọng quyền sở hữu bóng. Lý thuyết này được xác nhận bởi một thực tế là thống kê phần trăm các đường chuyền trong 30 mét cuối cùng của các trận đấu ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu đã giảm rõ rệt, từ 38.8% mùa 2007-2008 đến 32% mùa trước, và mùa này chỉ còn 30.9%. Số lượng các quả tạt trung bình/ trận cũng giảm từ trên 40/ trận 10 năm trước xuống còn 34.52 mùa trước và 35.81 mùa này.

Vì tập trung phát triển lối chơi dựa trên khả năng chuyền bóng, các CLB không còn quá chú trọng vào các kỹ năng cướp bóng. Tỉ lệ “tắc” bóng trung bình/ trận mùa 2006-2007 là 47.5, nhưng giảm liên tục từ đó đến nay và chỉ còn 37.67 %. Tỉ lệ các pha phạm lỗi cũng giảm từ 28 xuống còn 21.86/ trận mùa trước.

Xu hướng chung trong lối chơi được áp dụng phổ biến ở châu Âu hiện nay là chuyền bóng nhiều hơn và xoạc bóng ít hơn.

Đó là lý do tại sao ông Marcelo Bielsa, một nhà truyền giáo của lối chơi này, thường cho một tiền vệ chơi ở vị trí trung vệ, điều mà Barca cũng đã áp dụng thường xuyên trong vài năm qua. Gary Mendel ở đội tuyển Chile và Javi Martinez ở Athletic Bilbao, hay Javier Mascherano và Sergio Busquets ở Barca là những ví dụ điển hình.

Bielsa đã áp dụng triết lý bóng đá này ở Newell`s Old Boy vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Ông không chỉ sử dụng hai hệ thống phổ biến cho lối chơi này là 4-3-3 và 3-4-3 (như Louis van Gaal áp dụng tại Ajax và Johan Cruyff cho Barca vận hành trong cùng thời kỳ), mà còn buộc các hậu vệ phải chủ động giành bóng rồi tổ chức từ sân nhà như các tiền vệ.

Pep Guardiola, người đã từng lái xe cả đêm đến nhà Bielsa để thỉnh giáo HLV người Argentina trong một cuộc trò chuyện 12 tiếng đồng hồ, trước khi ngồi vào ghế HLV trưởng của Barca, sau này đã áp dụng những gì ông lĩnh hội được cho đội bóng của mình. Triết lý của Bielsa cũng đã làm hồi sinh các tiền vệ tổ chức lùi sâu, khi kỹ năng chuyền bóng và giữ bóng được đánh giá cao hơn các tố chất về sức mạnh và thể lực, vốn rất đậm đặc ở các mẫu tiền vệ phòng ngự cổ điển.

Bóng đá thế giới đang trải qua một kỷ nguyên bùng nổ bàn thắng nhờ triết lý Bielsa xuất hiện ở khắp nơi. Thay vì phá lối chơi của đối phương, các đội bóng giờ chủ trương xây dựng lối chơi cho riêng mình. Thay vì lao vào các cuộc tranh chấp để giành lại bóng, giữ bóng bằng những đường chuyền và cách chơi kỹ thuật được chú trọng hơn. Và tất nhiên, khi chất lượng của phương thức tổ chức tấn công tốt hơn, trong khi những rào cản cho các tiền đạo ngày một ít đi, thì bàn thắng, niềm vui lớn nhất của bóng đá, càng nở rộ nhiều hơn.

Phạm An(dịch từ Guardian)
Thể thao & Văn hóa

Chuyền bóng đã thúc đẩy sự bùng nổ của các bàn thắng

Tại Premier League 10 mùa bóng vừa qua, số bàn thắng trung bình tăng rất ổn định. Các con số khảo sát từ mùa 2003-2004 cho tới nay lần lượt là 2.66, 2.56, 2.48, 2.45, 2.63, 2.47, 2.77, 2.79, và 2.80. Mùa này, số bàn thắng trung bình cũng đạt xấp xỉ 2,81 bàn. Nếu con số này được duy trì cho đến cuối mùa, thì đây sẽ là tỉ lệ bàn thắng cao nhất của bóng đá Anh tính từ mùa 1967-1968. Nhưng tỉ lệ này chưa thấm vào đâu so với La Liga, giải đấu mang đến trung bình 2.94/ trận mùa này.

Từ mùa 2009-2010 đến nay, các chi tiết thống kê thúc đẩy bàn thắng cũng gia tăng rõ rệt ở Premier League. 4 mùa giải gần đây, tỉ lệ sút trúng đích của giải đấu này thường đạt hơn 13% (mùa này là 13.54%), trong khi 6 mùa trước, con số trung bình chỉ dao động từ 11.8 đến 12.8%. Hoặc là các tiền đạo đã chơi tốt hơn, hoặc cơ hội ngon ăn được tạo ra nhiều hơn.

Đi kèm với thống kê về số cú sút trúng đích là số đường chuyền trung bình/ trận gia tăng rõ rệt. Mùa 2006-2007, con số ấy ở Premier League 717 đường chuyền/ trận, trong khi mùa này là 862. Số lượng đi kèm với chất lượng: Tỉ lệ chính xác cũng gia tăng từ 70-75% một thập kỷ trước (thấp nhất là 70.51% mùa 2006-2007, mùa bóng chứng kiến tỉ lệ ghi bàn cũng thấp nhất trong 10 năm qua là 2.45) lên 76.24% mùa 2010-2011, 79.65% mùa trước và 81.69 mùa này.


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

my pham the face shop

My pham the face shop

 

 

Nguồn: thethaovanhoa.vn

[QC] Canon Powershot: Bứt phá thu hẹp khoảng cách với máy DSLR

Với xu thế người dùng máy ảnh chuyên nghiệp hơn, máy ảnh compact ngày càng thể hiện thế mạnh dành cho những tay máy thích thể hiện cá tính. Ống kính có khẩu độ “khủng”, tốc độ lấy nét cực nhạy, zoom quang lên đến 50X xưa nay chưa từng có, kết nối wifi giúp thỏa mãn “cơn khát” chia sẻ hình ảnh trên Facebook… đó là những tính năng làm cho 3 model Powershot compact mới nhất của Canon: G15, S110 và SX50 HS xuất hiện trong hit-list của những dân mê chụp ảnh.
Với xu thế người dùng máy ảnh chuyên nghiệp hơn, máy ảnh compact ngày càng thể hiện thế mạnh dành cho những tay máy thích thể hiện cá tính. Ống kính có khẩu độ “khủng”, tốc độ lấy nét cực nhạy, zoom quang lên đến 50X xưa nay chưa từng có, kết nối wifi giúp thỏa mãn “cơn khát” chia sẻ hình ảnh trên Facebook… đó là những tính năng làm cho 3 model Powershot compact mới nhất của Canon : G15, S110 và SX50 HS xuất hiện trong hit-list của những dân mê chụp ảnh.

Powershot G15 : siêu phẩm lấy nét nhanh nhất trong lịch sử các máy compact Canon


Là model tiêu biểu của dòng Powershot G, G15 với cảm biến ảnh 12.1 Megapixel thực sự là “thần công” cho những tay máy bán chuyên, khoái compact nhưng vẫn muốn “đào sâu” hơn những tính năng của dòng camera này. Powershot G15 được trang bị bị bộ xử lý Digic V với hệ thống lấy nét tự động nhanh nhất trong các dòng máy compact của Canon. Máy tự động lấy nét nhanh đến khó tin và cho phép chụp liên tiếp 10 ảnh/giây mà độ phân giải của từng bức ảnh không hề “suy suyển”. Điểm mới nữa là với nút bấm được thiết kế đặc biệt, bạn có thể lấy nét nhanh và chụp thoải mái chỉ với… một tay. G15 cũng được xem là “ngầu” nhất trong dòng Powershot compact vì có màn hình đẹp mắt với 922.000 điểm ảnh và rộng 3 inch. Ống kính zoom quang 5x của G15 với độ mở f/1.8 siêu nhanh giúp lấy tối đa ánh sáng trời, cho chất lượng hình ảnh “đã mắt” nhất.

Ảnh chụp bằng G15 với khả năng lấy nét cực nhanh, bắt kịp mọi chuyển động của đối tượng, chụp liên tục 10 hình/giây giúp bạn không bỏ lỡ khoảnh khắc nào

Ảnh chụp bằng G15 xóa phông đẹp mắt

Powershot S110 : “Chàng cao bồi” của những chuyến phiêu lưu
Những tay máy thích trải nghiệm đường dài và nghiện khoe từng cột mốc trên hành trình rong ruổi của mình chắc chắn sẽ “phải lòng” ngay chiếc Powershot S110 kết nối wifi này. Những khoảnh khắc le lói của chiều muộn sẽ được S110 ghi lại một cách hoàn hảo bởi khả năng lấy sáng cực tốt nhờ hệ thống HS tiên tiến và ống kính f2.0. Ánh sáng yếu sẽ không còn làm bạn "nhát tay" vì S110 có khả năng chụp tốt ngay cả khi trời tắt nắng. Những tác phẩm có nước màu mịn, đẹp hoàn hảo sẽ là kết quả khiến bạn hài lòng. Đúng nghĩa là “chàng cao bồi” của những chuyến phiêu lưu, “tầm ngắm” của S110 cũng là một vấn đề đáng nói. Sở hữu ống kính góc rộng, zoom 5X, cảm biến 12.1MP kích thước 1/1.7inch, S110 cho phép chụp được những vật ở xa hơn. Bất cứ nơi nào có wifi, bạn cũng có thể kết nối với các smartphone và “post” ngay những tấm ảnh “nóng hổi” của mình lên Facebook. Chức năng wifi cũng giúp Powershot S110 kết nối dễ dàng với máy in ảnh Canon Selphy và ngay lập tức in ra những bức ảnh như mong muốn. Bạn cũng có thể tải ứng dụng Canon CameraWindow cho điện thoại iPhone để thêm thông tin địa điểm ảnh chụp thật dễ dàng.

Thân máy S110 nhỏ gọn có 3 màu để chọn


Khả năng lấy sáng cực tốt của S110


Powershot S110 chụp macro mê hoặc

Ảnh chụp bằng S110 tại Pháp. Quan trọng nhất vẫn là sáng tạo riêng của từng nghệ sĩ để có những khuôn hình đẹp

Powershot SX50 HS - Vũ khí siêu zoom cho những chuyến đi săn
Powershot SX50 HS là model có khả năng ngắm “cừ” nhất trong các dòng máy ảnh Canon hiện nay. Trong các “thú” chụp ảnh thì chụp động vật hoang dã là một trong những “level” đỉnh nhất.
Powershot SX50 HS được “sinh ra” để bạn đem nó theo chuyến đi săn của mình. Zoom quang lên đến 50X, SX50 HS giúp bạn “săn” và tiếp cận đối tượng ở cự li rất xa. Có “vũ khí” trong tay bạn sẽ chìm đắm vào cảm giác nắm “con mồi” một cách thoải mái và hưng phấn. Được trang bị màn hình xoay 2.8 inch, nên dù đó là chú kỳ đà nhỏ bé hay em linh dương khỏe mạnh, bạn cũng dễ dàng bắt gọn trong khung hình của mình. Thêm một yếu tố nữa thích hợp cho sự kịch tính của những chuyến đi săn này là SX50 HS trang bị hệ thống ổn định hình ảnh thông minh IS rất hữu dụng cho những chuyến săn ảnh động vật hoang dã. Nhờ hệ thống này, bạn có thể sử dụng mức zoom tối đa mà không cần đến chân máy. Cường tráng, nhanh nhẹn và “hành động” chính xác là tính cách nổi bật của model Canon Powershot SX50HS - thân máy chuyên dụng cho những chuyến săn mồi ngoạn mục nhất.

Sức mạnh Zoom 50X đầu tiên có trên một thân máy Compact

Thật dễ để chụp những chú chim loắt choắt khi chúng ở thật xa với Powershot SX50 HS

Khả năng bắt khoảnh khắc tuyệt vời khi zoom xa cũng là thế mạnh của Powershot SX50 HS

Các sản phẩm Canon Powershot mới hiện có mặt tại Canon Image Square (CIS) – Concept Store đầu tiên của Canon - khu thương mại Vincom mới, địa chỉ 171 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tọa lạc tại khu B1-22, CIS với hai màu trang trí chủ đạo đỏ - trắng hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mua sắm độc đáo cho người tiêu dùng với sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp.

 

my pham the face shop

My pham the face shop

 

 

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.tinhte.vn