Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Câu chuyện ngày thứ Năm: Ghi bàn nay dễ hơn xưa nhiều?

(Thethaovanhoa.vn) - Châu Âu đang bị ám ảnh bởi bóng ma bàn thắng. Chúng có mặt ở khắp nơi, trong mọi giải đấu, vượt mọi biên giới các quốc gia và làm nổ tung mọi sân vận động (trừ các trận đấu có sự góp mặt của… Sunderland). Lionel Messi, Cristiano Ronaldo và Radamel Falcao liên tục phá vỡ các kỷ lục ghi bàn qua từng vòng đấu. Cả thế giới đang tấn công, không ngừng nghỉ.

Trận Arsenal lội ngược dòng thắng Reading 7-5 sau khi bị dẫn 4 bàn, một trong những trận đấu nhiều bàn thắng và cũng điên rồ bậc nhất mùa này

Các trận đấu mà một bên dẫn trước 4 bàn và sau đó bị lội ngược dòng không còn là điều bất thường nữa. Hai năm trước, tại giải CAN 2010, Mali dẫn 4-0 đến tận phút 74, nhưng cuối cùng lại chỉ giành được kết quả hòa 4-4 trước Angola. Tháng Hai năm ngoái, Arsenal cũng dẫn Newcastle 4 bàn, rồi cũng chỉ ra về với một điểm. Giữa tháng Mười năm nay, kịch bản không tưởng ấy lặp lại, và nạn nhân là đội tuyển Đức, trong trận hòa Thụy Điển. Mới đây nhất là cú lội ngược dòng lịch sử của Arsenal trước Reading, bị dẫn 4 bàn và thắng ngược 7-5.

Số bàn thắng trung bình mỗi trận tại các giải VĐQG Anh, Pháp và TBN tăng lên rất rõ ràng trong một thập kỷ qua. Mùa trước, lần đầu tiên trong lịch sử, các trận ở vòng knock-out Champions League mang lại trung bình hơn 3 bàn/ trận, và mùa này, tỉ lệ ấy là 3,03 bàn/ trận ở vòng bảng Champions League. Thậm chí, ở hai giải vô địch có số bàn thắng trung bình tương đối ổn định trong một thập kỷ qua là Bundesliga và Serie A, tỉ lệ bàn thắng cũng tăng rõ rệt mùa bóng này.

Số lượng bàn thắng đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi số lượng lẫn chất lượng được nâng cao của các đường chuyền. Điều này thành công nhờ chất liệu là các đường chuyền ngắn và lối chơi chú trọng quyền sở hữu bóng. Lý thuyết này được xác nhận bởi một thực tế là thống kê phần trăm các đường chuyền trong 30 mét cuối cùng của các trận đấu ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu đã giảm rõ rệt, từ 38.8% mùa 2007-2008 đến 32% mùa trước, và mùa này chỉ còn 30.9%. Số lượng các quả tạt trung bình/ trận cũng giảm từ trên 40/ trận 10 năm trước xuống còn 34.52 mùa trước và 35.81 mùa này.

Vì tập trung phát triển lối chơi dựa trên khả năng chuyền bóng, các CLB không còn quá chú trọng vào các kỹ năng cướp bóng. Tỉ lệ “tắc” bóng trung bình/ trận mùa 2006-2007 là 47.5, nhưng giảm liên tục từ đó đến nay và chỉ còn 37.67 %. Tỉ lệ các pha phạm lỗi cũng giảm từ 28 xuống còn 21.86/ trận mùa trước.

Xu hướng chung trong lối chơi được áp dụng phổ biến ở châu Âu hiện nay là chuyền bóng nhiều hơn và xoạc bóng ít hơn.

Đó là lý do tại sao ông Marcelo Bielsa, một nhà truyền giáo của lối chơi này, thường cho một tiền vệ chơi ở vị trí trung vệ, điều mà Barca cũng đã áp dụng thường xuyên trong vài năm qua. Gary Mendel ở đội tuyển Chile và Javi Martinez ở Athletic Bilbao, hay Javier Mascherano và Sergio Busquets ở Barca là những ví dụ điển hình.

Bielsa đã áp dụng triết lý bóng đá này ở Newell`s Old Boy vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Ông không chỉ sử dụng hai hệ thống phổ biến cho lối chơi này là 4-3-3 và 3-4-3 (như Louis van Gaal áp dụng tại Ajax và Johan Cruyff cho Barca vận hành trong cùng thời kỳ), mà còn buộc các hậu vệ phải chủ động giành bóng rồi tổ chức từ sân nhà như các tiền vệ.

Pep Guardiola, người đã từng lái xe cả đêm đến nhà Bielsa để thỉnh giáo HLV người Argentina trong một cuộc trò chuyện 12 tiếng đồng hồ, trước khi ngồi vào ghế HLV trưởng của Barca, sau này đã áp dụng những gì ông lĩnh hội được cho đội bóng của mình. Triết lý của Bielsa cũng đã làm hồi sinh các tiền vệ tổ chức lùi sâu, khi kỹ năng chuyền bóng và giữ bóng được đánh giá cao hơn các tố chất về sức mạnh và thể lực, vốn rất đậm đặc ở các mẫu tiền vệ phòng ngự cổ điển.

Bóng đá thế giới đang trải qua một kỷ nguyên bùng nổ bàn thắng nhờ triết lý Bielsa xuất hiện ở khắp nơi. Thay vì phá lối chơi của đối phương, các đội bóng giờ chủ trương xây dựng lối chơi cho riêng mình. Thay vì lao vào các cuộc tranh chấp để giành lại bóng, giữ bóng bằng những đường chuyền và cách chơi kỹ thuật được chú trọng hơn. Và tất nhiên, khi chất lượng của phương thức tổ chức tấn công tốt hơn, trong khi những rào cản cho các tiền đạo ngày một ít đi, thì bàn thắng, niềm vui lớn nhất của bóng đá, càng nở rộ nhiều hơn.

Phạm An(dịch từ Guardian)
Thể thao & Văn hóa

Chuyền bóng đã thúc đẩy sự bùng nổ của các bàn thắng

Tại Premier League 10 mùa bóng vừa qua, số bàn thắng trung bình tăng rất ổn định. Các con số khảo sát từ mùa 2003-2004 cho tới nay lần lượt là 2.66, 2.56, 2.48, 2.45, 2.63, 2.47, 2.77, 2.79, và 2.80. Mùa này, số bàn thắng trung bình cũng đạt xấp xỉ 2,81 bàn. Nếu con số này được duy trì cho đến cuối mùa, thì đây sẽ là tỉ lệ bàn thắng cao nhất của bóng đá Anh tính từ mùa 1967-1968. Nhưng tỉ lệ này chưa thấm vào đâu so với La Liga, giải đấu mang đến trung bình 2.94/ trận mùa này.

Từ mùa 2009-2010 đến nay, các chi tiết thống kê thúc đẩy bàn thắng cũng gia tăng rõ rệt ở Premier League. 4 mùa giải gần đây, tỉ lệ sút trúng đích của giải đấu này thường đạt hơn 13% (mùa này là 13.54%), trong khi 6 mùa trước, con số trung bình chỉ dao động từ 11.8 đến 12.8%. Hoặc là các tiền đạo đã chơi tốt hơn, hoặc cơ hội ngon ăn được tạo ra nhiều hơn.

Đi kèm với thống kê về số cú sút trúng đích là số đường chuyền trung bình/ trận gia tăng rõ rệt. Mùa 2006-2007, con số ấy ở Premier League 717 đường chuyền/ trận, trong khi mùa này là 862. Số lượng đi kèm với chất lượng: Tỉ lệ chính xác cũng gia tăng từ 70-75% một thập kỷ trước (thấp nhất là 70.51% mùa 2006-2007, mùa bóng chứng kiến tỉ lệ ghi bàn cũng thấp nhất trong 10 năm qua là 2.45) lên 76.24% mùa 2010-2011, 79.65% mùa trước và 81.69 mùa này.


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

my pham the face shop

My pham the face shop

 

 

Nguồn: thethaovanhoa.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét