Chở nhau trên chiếc Vespa đi xem phim ở rạp chiếu bóng hay đi nhảy đầm Tây.
Thời bao cấp, không chàng trai nào không biết bài thơ đúc kết vui về những thứ làm tăng tính hấp dẫn khi đi tán gái: "Một yêu anh có may-ô / Hai yêu anh có lương khô để dành" hoặc những câu vui như "Đẹp trai đi bộ ko bằng mặt rỗ đi cúp”.
Bác Phan Trung (Kim Liên, Hà Nội) kể lại chuyện cưa cẩm thời bao cấp của mình, rằng con gái ngày xưa cứ đẹp, tóc dài, da trắng, trông nết na thì nhiều người theo. Bác cho biết, hồi đó bác có mặt mũi sáng sủa, học hành cũng gọi là nhất nhì khóa. "Nhưng như thế thì thừa ra. Phải có chiếc xe đạp Favorite của Tiệp Khắc mới gọi là oách”, bác kể lại.
Nhưng khi không có cả dép lẫn xe, bác Trung lại bất ngờ “đốn đổ” tim người yêu đầu tiên bây giờ bằng một cây bút máy.
Vào thời bao cấp, những chiếc bút cũng là một vật dụng để khẳng định “đẳng cấp”. Những chiếc bút mực Kim Tinh từng là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới sở hữu nổi. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo rồi bước ra phố, khối người phải nhìn với ánh mắt kính nể.
Xe đạp Favorite (siêu xe) ngày ấy và dép nhựa Tiền Phong màu trắng.
Bác Trung cười khà bảo “Như thanh niên bây giờ cầm iPhone, iPad thôi. Ngày ấy được tặng chiếc bút Kim Tinh, giắt vào áo đã thấy oai, lại được thêm cái chữ cũng rồng bay phượng múa. Chép cho nhau độ dăm bài thơ, tôi và bà ấy yêu nhau tự nhiên thế thôi. Sau này, bà ấy bảo chú ý tôi vì cây bút.”
Tuy nhiên, mối tình sau chót với bác gái bây giờ cũng không kém phần thú vị. Vợ của bác Trung cũng từng là "hotgirl" một thời bao cấp vì vừa xinh, vừa làm nghề rất có giá: phân phối thực phẩm.
Vì là "hotgirl" thời ấy nên bác gái được nhiều người săn đón. Lúc đó bác Trung đã đi học ở Nga về theo suất của nhà nước, đời sống cũng khá, gia đình có hẳn hai chiếc xe Cub 50, bố bác đi làm ở viện có xe đón xe đưa. Nhưng nhà gần sở làm, theo nếp cũ, bác cứ đi bộ thôi.
Ngang qua cửa hàng của bác gái rồi chào hỏi, nói chuyện làm vui. Bác vốn là người đi nhiều, đọc nhiều, lại ăn nói nhanh nhảu, hát nhạc Nga hay nên bác được bác gái cộng thêm nhiều điểm.
Lúc mới yêu nhau, các chị cùng làm với bác gái cứ bảo bác gái đâm đầu vào rọ vì rõ nghèo thế, trong khi bao anh khác đi cả ô tô đến. Vậy mà bác gái đã chọn cái anh chàng có vẻ "nghèo nghèo" ấy. Nhắc lại chuyện xưa, bác vẫn hay trêu bác gái "quả có mắt nhìn người".
Bút máy là "hàng công nghệ xịn" thời đó.
Chú Nam (TP.HCM) kể về mối tình đầu của mình “Ngày xưa cô chú học người trường nam, người trường nữ. Chú hay chở cô trên chiếc xe đạp Pơ-giô của mình đi khắp nơi, thích nhất là về những vườn cây ăn trái, cả hai đuổi bắt nhau trong những khu đất rộng bát ngát, cây xanh máy mẻ. Quà tặng nhau là những quyển sách có lời đề riêng. Tình yêu đến từ việc cùng yêu thơ, yêu truyện.”
Gia đình cũng có khá về kinh tế, nên khi đến trưởng thành, chú Nam được ba mua tặng chiếc xe Vespa. “Chạy chiếc xe này oai lắm, nhất là vào thời đó. Con gái thích ngồi sau chiếc Vespa vì dáng rất đẹp chứ không thô như mấy chiếc Mobylette. Ngày đầu đến sở làm, chú trúng ngay sét ái tình với cô cử nhân mới từ Tây về. Để cưa được cô ấy, chú phải giở hết ngón nghề: sách văn, nhảy đầm, thư từ. Bữa đầu tiên đưa cô ấy đi nhảy đầm Tây, tim muốn vọt ra ngoài dù rất rành món này. Ở nhà thì quần áo chuẩn bị là lượt, tóc chải chuốt mượt đến nỗi con ruồi ngã vô là chết, đeo trên tay chiếc đồng hồ Seiko hàng hiệu thời ấy để thêm tự tin. Có lẽ khéo dẫn nữ nên mới dẫn luôn được trái tim cô ấy đến giờ. Hồi đó, chú hay mời cô ấy đi nghe nhạc Pháp”.
Người thường là vậy, còn giới nghệ sỹ Sài Gòn xưa yêu nhau ra sao? Một trong những chuyện tình nổi tiếng Sài Gòn ngày xưa là của tài nữ Thanh Nga và đạo diễn - luật sư Phạm Duy Lân. Ông Lân lớn hơn nghệ sĩ Thanh Nga khá nhiều tuổi, có ngoại hình khá đàn ông, cương nghị, có một sự nghiệp tương đối thành đạt. Trước ông, nghệ sĩ Thanh Nga từng có những cuộc tình để đời, với những người đàn ông mà nghệ sĩ cũng có và giàu có cũng có.
Ông Lân chinh phục nghệ sĩ Thanh Nga bởi sự chăm chút ân cần và tinh tế của mình. Nghệ sĩ Thanh Nga được chồng hết mực yêu chiều và tôn thờ. Theo lời kể của NSƯT Kim Cương - người bạn thân của Thanh Nga thì: "Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24 h. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: "Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được".
Chiếc xe đạp Pơ-giô (Peugeot)
"Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe. Tôi chưa thấy người đàn ông nào thương yêu vợ mình như chồng Thanh Nga", nghệ sỹ Kim Cương nói thêmCó vũ khí cưa gái hạng nặng hay không thì những chàng trai của thời xưa vẫn có ngón nghề rất riêng: thơ.
Thời ấy, các chàng thích làm thơ và nhiều nàng cũng thích thơ. Họ làm thơ tặng nhau, chép thơ của T.T.K.H, Xuân Diệu, Lưu Quang Vũ, Nguyên Sa... tặng nhau. Những vần thơ đầy tình cảm mà bây giờ khó tìm được.
"Tôi đánh rơi trái tim.
Vào mắt em sâu thẳm.
Đau đớn trái tim chìm.
Trong bể đời tuyệt vọng.
Có ai nói hộ tôi.
Trái tim đắm mất rồi.
Trong mắt em sâu thẳm.
Mình em vớt được thôi..."
Bây giờ mà giở những vần thơ này ra tán gái, có khi lại bị chê là sến.
Theo NCĐT
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: thebox.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét