Chiếc “phong bì” nhỏ bé nhưng lại có “quyền năng” riêng và khá đặc biệt. Nhiều lúc, công việc dù phức tạp hay lớn đến đâu thì nó vẫn có thể giúp con người giải quyết một cách “êm thấm” và “đôi bên cùng có lợi”. Vậy những chiếc “phong bì” đấy có công hay có tội...?
Từ xưa đến nay, chiếc “phong bì” được người ta dùng vào nhiều việc như ma chay, hiếu hỉ, khen thưởng.... Nhưng ngày nay, chiếc “phong bì” đã bị “biến tướng” và trở thành một trong những “vũ khí” lợi hại giúp cho nhiều người đạt được mục đích và “thành công”. Vậy, “phong bì” đang trở thành một trào lưu của xã hội sao ? “Phong bì” có phải là một vấn nạn của xã hội hay không? Liệu có cách nào loại bỏ mặt trái của “phong bì” hay không?
Giám đốc một Cty xây dựng khẳng định, không có “phong bì” anh không thể có thành công như ngày hôm nay. “Phong bì” đã giải quyết được cho anh rất nhiều vấn đề, như việc quan hệ ngoại giao, không bị mất nhiều thời gian vào các thủ tục giấy tờ rườm rà và phức tạp. Không những thế, nó còn tạo lợi thế cho anh trong cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực và được coi là “kim chỉ nam” giúp anh đạt mục tiêu đề ra. Có thể thấy, chiếc “phong bì” cũng có “công” trong thành công của một số doanh nghiệp giống như trên. Không những nó “hữu ích” trong kinh doanh mà ngay cả trong vấn đề giáo dục và y tế, “phong bì” cũng tỏ ra là “người bạn đồng hành không thể thiếu” của mọi người.
Như việc vào BV khám chữa bệnh, nếu không có “người bạn” này liệu người dân thực sự yên tâm? Người nhà bệnh nhân có dám “mạo hiểm” không nhờ “người bạn đồng hành” đi cùng người bệnh hay không? Phần lớn câu trả lời là không? “Tôi không thể mạo hiểm để vợ vào phòng mổ đẻ mà không có chiếc “phong bì”.” Đây là lời khẳng định của anh Bắc (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) khi đưa vợ đến BV. Tất nhiên trước thái độ “thiện chí” như vậy, anh có thể yên tâm phần nào về ca mổ.
Anh Hùng (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cho biết: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Đâu đâu cũng như vậy, mình không thể làm anh hùng, không thể đi ngược lại với xu thế của thời đại được”. Hóa ra, “phong bì” giờ đây thật sự quan trọng vậy sao? Tính mạng người bệnh có nguy hiểm hay không cũng phụ thuộc vào nó sao? Thật là khó hiểu khi kinh tế ngày càng khó khăn, ngành y tế cũng đã tăng tiền viện phí cho các BV nhằm phục vụ người bệnh được chu đáo hơn ?
Đó là “phong bì” trong y tế, còn giáo dục thì sao ? Cũng như nhau thôi, quan hệ cung cầu chênh lệch thì đương nhiên “phong bì” vẫn là “chìa khóa” tháo gỡ khó khăn. “Nào thì trái tuyến, nào thì lớp chất lượng cao, ...! Muốn cho con vào thì cần có tôi”, “phong bì” nói. Quả thật, tình trạng này diễn ra từ khá lâu rồi, nó là một vấn đề mà xã hội quan tâm nhưng không có hướng giải quyết. Chị Tâm (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) tâm sự, con chị mới hơn 2 tuổi nhưng chị muốn gửi con học trường gần chỗ làm nên phải tìm hiểu mãi về “thủ tục” xin học trái tuyến. Cuối cùng, nhờ “phong bì” chỉ cách thì chị mới đạt được nguyện vọng trên.
Những ngày gần đây, các bậc cha mẹ cũng khá “đau đầu” trong việc “cảm ơn” các thầy cô như thế nào cho phù hợp. Nếu quà tặng từ quỹ phụ huynh, quỹ nhà trường thì anh bạn “phong bì” của chúng ta sẽ không bao giờ được nhắc tới. Nhưng đây là chuyện “riêng”, tình cảm “riêng” của các cháu và phụ huynh. Đúng là thật khó mà từ chối trước “tình cảm” của phụ huynh học sinh ...!
Đây là thực trạng mà những chiếc “phong bì” gây ra hay sao ? Xã hội ngày càng phát triển, câu chuyện chiếc “phong bì” không biết sẽ còn diễn biến ra sao? “Phong bì” có công giúp cho mọi người đạt được mục đích đề ra nhưng hệ lụy của nó sau này thì sao, ai sẽ là người chịu trách nhiệm ? Những khu chung cư vừa xây xong chưa kịp ở nhưng đã bị nứt, bị dột, bị hỏng,.... Lúc này thử hỏi “phong bì’ đang ở đâu? Hoặc những người bệnh nghèo đang chờ cấp cứu, liệu người thân có thực sự yên tâm khi không có “người bạn phong bì” đi cùng ? Rồi đến những đứa trẻ, được “học” cách “cảm ơn” thầy cô, được quyền mơ ước sau này mình sẽ đứng trên bục giảng rồi ... gặp lại “phong bì”.
Thiết nghĩ, vấn nạn “phong bì” trong các ngành nghề, lĩnh vực bản chất không phải hoàn toàn do người dân gây ra. Nếu như có những quy định, chế tài khắt khe và cụ thể cũng như sự giáo dục về đạo đức nghề nghiệp thì chắc sẽ không có hiện tượng trên, hệ lụy của nó sẽ không gây ảnh hưởng nặng nề như thế. Trong ngắn hạn, “phong bì” có thể đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế nhưng về lâu dài, nó lại là một “rào cản” rất lớn, kìm hãm sự phát triển của kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. Nếu đạo đức và trách nhiệm trong công việc được nâng cao vì sự phát triển chung thì nạn “phong bì” ắt sẽ được đẩy lùi.
Nguyễn Tuấn
Từ xưa đến nay, chiếc “phong bì” được người ta dùng vào nhiều việc như ma chay, hiếu hỉ, khen thưởng.... Nhưng ngày nay, chiếc “phong bì” đã bị “biến tướng” và trở thành một trong những “vũ khí” lợi hại giúp cho nhiều người đạt được mục đích và “thành công”. Vậy, “phong bì” đang trở thành một trào lưu của xã hội sao ? “Phong bì” có phải là một vấn nạn của xã hội hay không? Liệu có cách nào loại bỏ mặt trái của “phong bì” hay không?
Những chiếc phong bì ít nhiều đã bị biến tướng.
Giám đốc một Cty xây dựng khẳng định, không có “phong bì” anh không thể có thành công như ngày hôm nay. “Phong bì” đã giải quyết được cho anh rất nhiều vấn đề, như việc quan hệ ngoại giao, không bị mất nhiều thời gian vào các thủ tục giấy tờ rườm rà và phức tạp. Không những thế, nó còn tạo lợi thế cho anh trong cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực và được coi là “kim chỉ nam” giúp anh đạt mục tiêu đề ra. Có thể thấy, chiếc “phong bì” cũng có “công” trong thành công của một số doanh nghiệp giống như trên. Không những nó “hữu ích” trong kinh doanh mà ngay cả trong vấn đề giáo dục và y tế, “phong bì” cũng tỏ ra là “người bạn đồng hành không thể thiếu” của mọi người.
Như việc vào BV khám chữa bệnh, nếu không có “người bạn” này liệu người dân thực sự yên tâm? Người nhà bệnh nhân có dám “mạo hiểm” không nhờ “người bạn đồng hành” đi cùng người bệnh hay không? Phần lớn câu trả lời là không? “Tôi không thể mạo hiểm để vợ vào phòng mổ đẻ mà không có chiếc “phong bì”.” Đây là lời khẳng định của anh Bắc (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) khi đưa vợ đến BV. Tất nhiên trước thái độ “thiện chí” như vậy, anh có thể yên tâm phần nào về ca mổ.
Anh Hùng (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cho biết: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Đâu đâu cũng như vậy, mình không thể làm anh hùng, không thể đi ngược lại với xu thế của thời đại được”. Hóa ra, “phong bì” giờ đây thật sự quan trọng vậy sao? Tính mạng người bệnh có nguy hiểm hay không cũng phụ thuộc vào nó sao? Thật là khó hiểu khi kinh tế ngày càng khó khăn, ngành y tế cũng đã tăng tiền viện phí cho các BV nhằm phục vụ người bệnh được chu đáo hơn ?
Đó là “phong bì” trong y tế, còn giáo dục thì sao ? Cũng như nhau thôi, quan hệ cung cầu chênh lệch thì đương nhiên “phong bì” vẫn là “chìa khóa” tháo gỡ khó khăn. “Nào thì trái tuyến, nào thì lớp chất lượng cao, ...! Muốn cho con vào thì cần có tôi”, “phong bì” nói. Quả thật, tình trạng này diễn ra từ khá lâu rồi, nó là một vấn đề mà xã hội quan tâm nhưng không có hướng giải quyết. Chị Tâm (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) tâm sự, con chị mới hơn 2 tuổi nhưng chị muốn gửi con học trường gần chỗ làm nên phải tìm hiểu mãi về “thủ tục” xin học trái tuyến. Cuối cùng, nhờ “phong bì” chỉ cách thì chị mới đạt được nguyện vọng trên.
Những ngày gần đây, các bậc cha mẹ cũng khá “đau đầu” trong việc “cảm ơn” các thầy cô như thế nào cho phù hợp. Nếu quà tặng từ quỹ phụ huynh, quỹ nhà trường thì anh bạn “phong bì” của chúng ta sẽ không bao giờ được nhắc tới. Nhưng đây là chuyện “riêng”, tình cảm “riêng” của các cháu và phụ huynh. Đúng là thật khó mà từ chối trước “tình cảm” của phụ huynh học sinh ...!
Đây là thực trạng mà những chiếc “phong bì” gây ra hay sao ? Xã hội ngày càng phát triển, câu chuyện chiếc “phong bì” không biết sẽ còn diễn biến ra sao? “Phong bì” có công giúp cho mọi người đạt được mục đích đề ra nhưng hệ lụy của nó sau này thì sao, ai sẽ là người chịu trách nhiệm ? Những khu chung cư vừa xây xong chưa kịp ở nhưng đã bị nứt, bị dột, bị hỏng,.... Lúc này thử hỏi “phong bì’ đang ở đâu? Hoặc những người bệnh nghèo đang chờ cấp cứu, liệu người thân có thực sự yên tâm khi không có “người bạn phong bì” đi cùng ? Rồi đến những đứa trẻ, được “học” cách “cảm ơn” thầy cô, được quyền mơ ước sau này mình sẽ đứng trên bục giảng rồi ... gặp lại “phong bì”.
Thiết nghĩ, vấn nạn “phong bì” trong các ngành nghề, lĩnh vực bản chất không phải hoàn toàn do người dân gây ra. Nếu như có những quy định, chế tài khắt khe và cụ thể cũng như sự giáo dục về đạo đức nghề nghiệp thì chắc sẽ không có hiện tượng trên, hệ lụy của nó sẽ không gây ảnh hưởng nặng nề như thế. Trong ngắn hạn, “phong bì” có thể đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế nhưng về lâu dài, nó lại là một “rào cản” rất lớn, kìm hãm sự phát triển của kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. Nếu đạo đức và trách nhiệm trong công việc được nâng cao vì sự phát triển chung thì nạn “phong bì” ắt sẽ được đẩy lùi.
Nguyễn Tuấn
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: phapluatxahoi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét