QĐND - Những ngày đầu tháng 3 này, Tây Nguyên đang bị khô hạn hoành hành. Với tỉnh Đắc Lắc, đây thực sự là đợt hạn hán lịch sử, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đẩy hàng nghìn hộ dân vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Chúng tôi về huyện Krông Ana, một trong những địa phương đang bị thiệt hại nặng bởi hạn hán. Dưới cái nắng nóng như thiêu, như đốt của mùa khô Tây Nguyên, bà con nông dân vẫn cần mẫn dưới cánh đồng và trên những rẫy cà phê để tìm nguồn nước cứu lúa, cứu cà phê. Nhưng, do nguồn nước ngầm và nước mặt đã cạn kiệt, nên nhiều thửa ruộng đã bị khô cháy; nương rẫy cà phê cũng bắt đầu khô héo, rụng lá và rụng quả. Trao đổi với chúng tôi, anh Đặng Văn Lân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Toàn huyện hiện có 8.250ha cà phê, vụ đông xuân này gieo trồng 6.119ha cây trồng các loại, trong đó có 5.255ha lúa nước. Việc gieo trồng vụ đông xuân thực hiện đúng lịch thời vụ theo sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về hệ thống thủy lợi, toàn huyện đang có 45 công trình hồ đập chứa nước, theo thiết kế sẽ bảo đảm nước tưới cho 84% diện tích cây trồng hiện có. Tuy nhiên, do năm 2012 vừa qua, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm và kết thúc sớm, khiến cho lượng nước trong hồ đập thủy lợi chỉ đạt 70-80% dung tích thiết kế, mực nước ngầm và nước trên hệ thống sông, suối sụt giảm 0,5m so trung bình nhiều năm, dẫn tới ngay từ đầu tháng 1-2013 khô hạn xảy ra cả 8/8 xã, thị trấn. Tính đến ngày 1-3, hạn hán đã làm cho 1.595ha lúc nước bị khô hạn, 760ha cà phê không còn nước tưới đợt 3 và đợt 4, trong đó diện tích lúa mất trắng hơn 320ha. Hạn hán còn làm cho mực nước giếng khơi và giếng khoan của bà con các xã Quảng Điền, Bình Hòa, Abăng Đrênh và Đur Kmăn bị khô kiệt, khiến 1.255 hộ dân lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Còn khoảng 2 tháng nữa mới vào mùa mưa, nên từ đầu tháng 1 đến nay, UBND tai game dien thoai huyện Krông Ana đã thành lập các đoàn công tác do các đồng chí Lê Văn Ánh, Chủ tịch UBND và Y Giang Gry Niê Knơng, Phó chủ tịch UBND làm trưởng đoàn, trực tiếp xuống chỉ đạo công tác chống hạn ở các xã với phương châm “Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nước hiện có để cứu cây trồng”. Trong đó các biện pháp cấp bách đó là huy động nguồn nhân lực và phương tiện tại chỗ để chống hạn; trang bị thêm 4 máy bơm điện dọc sông Krông Ana để bơm nước cứu lúa ở cánh đồng Buôn Triết; lắp đặt thêm một trạm bơm nước ở xã Bình Hòa; tại các thôn, buôn còn nguồn nước mặt như ao, hồ, sông, suối huy động hơn 100 máy bơm nhỏ của dân để bơm nước chống hạn; đào đắp mới hơn 2km kênh mương lấy nước từ sông vào bể bơm lên cánh đồng. Vận động các hộ dân có giếng khơi, tranh thủ nguồn nước bơm tưới cho cây trồng của gia đình và của bà con lân cận. Theo tính toán, từ đầu tháng 1 đến nay, toàn huyện Krông Ana đã huy động 1,5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để trang bị thêm máy bơm, chi trả tiền điện, hỗ trợ tiền dầu, đào đắp kênh mương phục vụ công tác chống hạn. Và với cách làm trên, Krông Ana cũng đã cứu được 1.289ha lúa.
Hiện Đắc Lắc có 202 nghìn héc-ta cà phê và vụ đông xuân 2012-2013, tỉnh này gieo trồng hơn 31 nghìn héc-ta lúa nước. Cà phê và lúa nước là những cây trồng dễ bị thiệt hại nhất khi xảy ra hạn hán. Được biết, tính đến thời điểm hiện tại Đắc Lắc có 665 công trình thủy lợi, bảo đảm nước tưới cho 26 nghìn héc-ta lúa vụ đông xuân, 48 nghìn héc-ta lúa vụ mùa, 132 nghìn héc-ta cà phê và hơn 14 nghìn héc-ta cây hoa màu các loại. Tuy nhiên, do mùa mưa trong năm 2012 vừa qua kết thúc sớm, lượng mưa chỉ đạt 70% so trung bình nhiều năm, khiến nước chứa trong các hồ đập thủy lợi chỉ đạt 40-70% dung tích, không đủ năng lực tưới cho cây trồng cũng như không bảo đảm nước cho sinh hoạt theo thiết kế. Trong khi đó, nắng nóng lại kéo dài, dẫn tới hạn hán xảy ra trên diện rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ, tính đến ngày 1-3, hạn hán đã khiến 10.470ha cây trồng khô hạn, trong đó có 5.353ha lúa nước và 4.342ha cà phê, diện tích mất trắng 1.263ha, trong đó lúa nước mất trắng 1.133ha. Ngoài ra, hạn hán còn phim vo thuat làm cho 5.055 hộ dân trên địa bàn các huyện Krông Ana và Krông Bông, Krông Pách và Cư M'gar thiếu nước sinh hoạt.
Dự báo, tình hình hạn hán ở Đắc Lắc nói riêng và Tây Nguyên nói chung còn diễn biến phức tạp trong khoảng từ nay đến cuối tháng 4, thiệt hại sẽ còn lớn hơn nhiều. Từ thực tế trên, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra hạn hán trong những năm tiếp theo đó là: Với Đắc Lắc và toàn vùng Tây Nguyên cần tiếp tục đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống hồ đập thủy lợi để chủ động nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt; thực hiện nghiêm quy trình điều tiết nước ở các hồ thủy điện; chuyển đổi một phần diện tích cây lúa nước vụ đông xuân sang những cây trồng chịu hạn; không nên trồng mới, thậm chí phải chuyển đổi diện tích cà phê ở những vùng đất bấp bênh về nguồn nước sang trồng những cây trồng cần ít nước tưới.
Bơm nước từ sông Krông Ana lên cứu lúa ở xã Ea Bông. |
Hồ thủy lợi Ea Klang, huyện Krông Ana trơ đáy. |
Lúa nước ở buôn Mlớt, xã Ea Bông bị khô cháy. |
Tưới nước cứu cà phê ở buôn Nắc, xã Ea Bông, huyện Krông Ana. |
Cà phê ở xã Ea Bông, huyện Krông Ana bị khô héo. |
Bài và ảnh: BÌNH ĐỊNH - MẾN TRÂM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét