Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

 (Chinhphu.vn) – Ngày 15/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 

Hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức Bộ Tư pháp đóng góp dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Để chuẩn bị cho việc lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ Tư pháp đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đối với toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ. Đồng thời, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp, Cục thi hành dân sự, các tổ chức pháp chế các Bộ, ngành để lấy ý kiến đóng góp.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thực hiện qua các cơ quan thông tin của   tai game dien thoai   Bộ và các ngành, các cuộc tọa đàm với các cơ quan báo chí về những vấn đề có liên quan đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Các hình thức, phương thức lấy ý kiến khá phong phú, đa dạng như hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học qua các bài viết nghiên cứu, lấy ý kiến qua các phương tiện truyền thông đại chúng…

Các ý kiến đóng góp đều nhất trí cho rằng, nội dung của dự thảo sửa đổi đã thể chế hóa được các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và Văn kiện của Đại hội lần thứ XI về định hướng phát triển đất nước, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Dự thảo Hiến pháp đã có nhiều đổi mới trong việc phân công thực hiện quyền lực, xác lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ chế bảo đảm dân chủ có những bước tiến bộ.

Trong đó, dự thảo quy định về Chính phủ theo hướng tư duy mới nhằm tăng cường vai trò của cơ quan hành pháp trong điều hành, quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng nền hành chính thống   phim vo thuat   nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn và hợp lý. Dự thảo quy định về chính quyền địa phương đã được đặt trong xu thế nâng cao vai trò của cơ quan hành pháp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp, xây dựng mô hình chính quyền địa phương với nguyên tắc có sự phân biệt về tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị.

Dự thảo Hiến pháp cũng đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu xây dựng Nhà nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, thực hành dân chủ XHCN, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các ý kiến đều cho rằng, Dự thảo Hiến pháp đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài, kế thừa với điều chỉnh hợp lý những giá trị phản ánh đặc thù chính trị - pháp lý được ghi nhận tại các bản Hiến pháp của nước ta.

 Lê Sơn 


phim thai cuc quyen 2012

gio mu dong nam ay

chuyen tinh 911

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét