Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Tăng cường văn hóa an toàn lao động

 QĐND - Bảo đảm an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe người lao động là vấn đề rất quan trọng. Thời gian qua vấn đề này đã trở thành mối lo ngại lớn đối với cả xã hội. Bài viết dưới đây đề cập đến một số nét về thực trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất những giải pháp căn bản để giảm nỗi lo ấy của xã hội. 

 QĐND  - Bảo đảm an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe người lao động là vấn đề rất quan trọng. Thời gian qua vấn đề này đã trở thành mối lo ngại lớn đối với cả xã hội. Bài viết dưới đây đề cập đến một số nét về thực trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất những giải pháp căn bản để giảm nỗi lo ấy của xã hội.

 Tai nạn lao động tăng cả ba tiêu chí 

Tại cuộc họp báo về Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) lần thứ 15 (năm 2013) vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức tại Hà Nội, một thông tin khiến dư luận phải lo ngại là tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) năm 2012 diễn biến phức tạp, TNLĐ tăng đáng kể trên cả ba tiêu chí. Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục ATLĐ cho biết: Năm 2012, số vụ TNLĐ và số nạn nhân từ các vụ TNLĐ được thống kê đều tăng so với năm 2011. Cụ thể, năm 2012 cả nước xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết và 6.361 người bị thương. So với năm 2011, số vụ TNLĐ tăng 881 vụ (14,9%), số nạn nhân tăng 813 người, số vụ có người chết tăng 48 vụ, số người chết tăng 32 người (4,6%), số người bị thương nặng tăng 156 (tăng 11,9%). Điển hình là vụ tai nạn do ngạt khí độc dưới hầm lò xảy ra ngày 29-4-2012, làm 4 người chết tại Công ty cổ phần Sinh Phát Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; vụ TNLĐ do sạt lở đá xảy ra ngày 21-5-2012, làm chết 3 người tại Công ty Tân Hoàng An, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng; cũng trong ngày này, một vụ tai nạn do sét đánh gây nổ mìn đã xảy ra, tại khai trường của HTX Cường Thịnh, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng làm 6 người chết, 4 người bị thương; vụ tai nạn lao động do bục nước ở lò thượng xảy ra ngày 23-7-2012 tại Xí nghiệp than Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh làm 3 người chết, 4 người bị thương...

 Tìm   tai game dien thoai   kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở ở khu mỏ của Công ty Khai thác Khoáng sản Nam Hồng Hà (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). Ảnh: Thanh Năm 

Ngoài mất mát về người, thiệt hại về kinh tế do TNLĐ gây ra là không hề nhỏ. Thiệt hại từ các vụ TNLĐ trong năm 2012 là 82,6 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên tới trên 85.600 ngày. Những tỉnh, thành phố để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người là TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng và Bình Thuận... Theo phân tích của Cục ATLĐ, số vụ TNLĐ xảy ra phần nhiều với lao động giản đơn, tập trung trong ngành khai: Khác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí...

 Người sử dụng lao động “nhờn luật” 

Theo phân tích từ Cục ATLĐ, nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình TNLĐ diễn biến phức tạp đó là người sử dụng lao động “nhờn luật”. Bên cạnh đó chính bản thân người lao động - những người phải gánh chịu hậu quả trước tiên nếu TNLĐ xảy ra, cũng chủ quan, thờ ơ với chính tính mạng của mình. Người lao động không được huấn luyện về ATLĐ, vi phạm các quy trình, quy tắc, biện pháp về ATLĐ...

Ông Hà Tất Thắng cho biết thêm: Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ATLĐ khá đầy đủ nhưng việc chấp hành của các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động là không nghiêm. Thực hiện quy định về thống kê, báo cáo TNLĐ của các địa phương cũng không nghiêm túc (năm 2012 có 21% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không báo cáo), đó là chưa kể một số địa phương có thống kê báo cáo nhưng chưa đầy đủ, thiếu chính xác. Tình trạng "phớt lờ" quy định báo cáo về TNLĐ trong các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) cũng đang ở mức báo động. Cơ quan chức năng của Cục ATLĐ cho biết, năm 2012 có đến gần 95%, tương ứng với khoảng 19.300 doanh nghiệp không báo cáo TNLĐ theo quy định… Thực tế đó khiến cơ quan chuyên ngành gặp rất nhiều khó khăn trong đánh giá, phân tích tình hình TNLĐ trên toàn quốc... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần do nhận thức, ý thức của chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động về bảo đảm ATLĐ chưa đầy đủ. Nhưng theo chúng tôi, ở đây cũng có trách nhiệm của các cơ   phim vo thuat   quan chức năng, việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm thiếu kiên quyết, chưa triệt để...

 Tăng cường văn hóa an toàn lao động 

Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN lần thứ 15 sẽ được phát động tại tỉnh Bắc Giang từ ngày 17 đến 23-3. Chủ đề năm nay là: “Tăng cường văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”. Chủ đề chung là vậy, còn theo ông Hà Tất Thắng, năm 2013 sẽ đặc biệt đề cao vấn đề văn hóa ATLĐ, ngăn ngừa TNLĐ...

Để chủ động phòng ngừa TNLĐ trong thời gian tới, theo đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH, trước hết các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ và các chế độ bảo hiểm lao động. Công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải làm thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đối tượng, đặc biệt là người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung tuyên truyền cần tập trung xây dựng văn hóa ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc. Từ thay đổi trong nhận thức, ý thức tạo bước chuyển trong thái độ, hành vi của người sử dụng lao động và người lao động; động viên, khích lệ họ chung sức thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và PCCN. Các bộ, ngành, cơ quan chức năng, chú trọng công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, đặc biệt là mạng lưới an toàn vệ sinh viên và người lao động.

Qua cơ quan chức năng của Cục ATLĐ chúng tôi được biết, trong tổng số 552 vụ TNLĐ gây chết người xảy ra trong năm 2012, Bộ LĐ-TB&XH chỉ nhận được biên bản điều tra của 149 vụ, trong đó chỉ có 2 trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về ATLĐ để xảy ra TNLĐ... Điều này phần nào cho thấy việc xử lý đối với người sử dụng lao động vi phạm pháp luật về ATLĐ là chưa kiên quyết... Chúng tôi cho rằng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành những quy định về ATLĐ là rất cần thiết, nhưng đi kèm với đó phải kịp thời có các biện pháp xử lý nghiêm minh các cơ sở sử dụng lao động vi phạm pháp luật về ATLĐ.

 Nhóm phóng viên QP-AN  


phim nu sat thu goi cam

xem phim bố già

xem phim chan troi mo uoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét