Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Hiến pháp sửa đổi và vấn đề “giới tính thứ ba”

 (VOV) - Theo một số chuyên gia, vấn đề cộng đồng người đồng tính cần được bảo vệ quyền lợi dưới khía cạnh pháp lý 

  Dự thảo Hiến pháp có nhiều đổi mới  

Đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, TS Phạm Bá Khoa, Giám đốc Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam và đa số ý kiến nhà khoa học, các chuyên gia luật đều cho rằng, Bản sửa đổi năm 2013 của Hiến pháp năm 1992 được chuẩn bị khá công phu, tiến bộ hơn Hiến pháp hiện hành rất nhiều. Dự thảo Hiến pháp đã có bước đột phá về tư duy của Nhà nước, làm rõ hơn về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp. Dự thảo cũng khẳng định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Theo TS Phạm Bá Khoa “Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia, phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời, dự thảo cũng tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”.

TS Đỗ Minh Phượng

Còn TS Đỗ Minh Phượng, trường Đại học Luật thì cho rằng, trong dự thảo Hiến pháp đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung các qui định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bộ máy nhà nước và các vấn đề khác... Điều đó sẽ dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung mang tính toàn diện, làm cơ sở cho việc sửa đổi các văn bản luật khác.

Cùng quan điểm với nhiều chuyên gia, nhà khoa học, Thạc sỹ Trần Tuyết Nhung, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cũng cho rằng, Dự thảo Hiến pháp mới đã bổ sung những quy định về tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quyền tự do, dân chủ của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Theo Thạc sỹ Trần Tuyết Nhung, Dự thảo Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nội dung này được thể hiện rõ trong Điều 2 của dự thảo Hiến pháp: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”: “Thực chất 3 quyền này, đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổ, bổ sung năm 2001, nhưng chưa quy định rõ cơ quan nào là cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này đã quy định rõ: Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành pháp và Tòa án là cơ quan tư pháp”.

Thạc sỹ Nhung cũng cho rằng, Dự thảo Hiến pháp đã thể hiện rõ nội dung đổi mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ trong điều hành của Chính phủ. Dự thảo cũng đã đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp.

  Nên thừa nhận giới tính thứ ba trong Hiến pháp
 
 

Một vấn đề cũng được khá nhiều người quan tâm tại dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này là về quyền con người và bình đẳng giới.

Theo chuyên gia, trong nhiều năm trở lại đây, bình   phim vo thuat   đẳng giới trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và có những sự biến chuyển tích cực trong đời sống xã hội cũng như thực tế pháp lý nhằm bảo đảm mục tiêu này. Điều này cũng được thể hiện trong dự sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hiện nay Dự thảo Hiến pháp thể hiện quan niệm về giới chủ yếu và rõ nhất ở hai điều: Điều 27 và Điều 39. Điều 27 của Dự thảo quy định “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới”.

Thạc sỹ Phan Thanh Hà, Viện Nhà nước và Pháp luật Viện Hàn lâm KHXHVN cho rằng, Dự thảo Hiến pháp giới hạn khái niệm “giới” ở sự phân biệt giới tính giữa “nam” và “nữ”. Như vậy, vô hình trung, Dự thảo Hiến pháp đã bó hẹp khái niệm “giới” cũng như quan điểm “bình đẳng giới”, và bỏ qua một nhóm đối tượng, đang ngày càng được nhắc đến nhiều và thừa nhận trong xã hội. Đó là cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới – vốn là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.

Theo Thạc sỹ Phan Thanh Hà, vấn đề cộng đồng người đồng tính, song tính và dị tính đang đặt ra những vấn đề thời sự cần được giải quyết trên mọi phương diện xã hội, trong đó, không thể không nhắc đến việc bảo vệ quyền lợi cho họ dưới khía cạnh pháp lý. Những người thuộc giới tính thứ ba là những đối tượng yếu thế, và họ không có sự lựa chọn khác cho giới tính của mình. Cũng có nghĩa là họ cũng bình đằng như bao người khác và cần được bảo vệ khỏi sự xâm phạm và những kỳ thị không đáng có trong xã hội, nhất là xã hội vẫn mang nặng tư tưởng bảo thủ của Nho giáo như ở Việt Nam.

Vấn đề “giới tính thứ ba” đã được thừa nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế cùng với yêu cầu bảo đảm hơn nữa quyền con người, bảo đảm bình đẳng giới, thì đề tài về “giới tính thứ ba” ngày càng được động chạm đến một cách sôi nổi kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

TS Trần Văn Miều

“Thiết nghĩ, đây là một thực tế xã hội không thể chối cãi, không thể bỏ qua và cần được thừa nhận, điều chỉnh trong pháp luật, cũng là một bước phát triển cao hơn trong công cuộc hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Việc thừa nhận giới tính thứ ba trong Hiến pháp-đạo luật gốc của quốc gia-sẽ thật sự là một bước phát triển mới, nhân đạo và phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại cũng như mục tiêu bảo vệ quyền con người của chúng ta”- Thạc sĩ Hà đề nghị.

Còn theo TS Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên: “Trong Hiến pháp có quy định mọi người dân có quyền xác định dân tộc của mình, nhưng lại không nói đến giới tính. Tôi đề nghị Đề nghị bổ sung thêm công dân có quyền xác định giối tính vào Điều 45: Công dân có quyền xác định dân tộc…. Bởi vì người ta có quyền xác định dân tộc, thì người ta cũng có quyền xác định giới tính. Ví dụ 1 em sinh ra đang ở giới tính này, nhưng sau khi 18 tuổi tính nam trội hơn, em đó có quyền xác định giới tính của mình”- TS Miều đề nghị./.


phim họa bì 2

phim thái cực quyền

phim kinh thua osin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét