Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Không thể bỏ Điều 4 trong Hiến pháp

 Tại Hội nghị tổ chức lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM ngày 28/2, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng phải làm rõ hơn vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. 

 Cần thành lập Viện Công tố 

Đại biểu Lê Thị Bình Minh, đại diện Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng, nếu như trước đây, chúng ta biết cơ quan tư pháp là cơ quan điều tra truy tố xét xử thi hành án mà mắt xích trung tâm là tòa án xét xử, thì trong Hiến pháp lần này, định hướng của quốc hội chỉ còn Tòa án nhân dân (TAND) mới thực hiện quyền tư pháp tức chỉ coi TAND là cơ quan tư pháp.

"Điều 107 đã ghi rõ là TAND thực hiện quyền tư pháp. Dường như ban soạn thảo có sự lúng túng trong vấn đề này. Nếu như chỉ coi TAND là cơ quan tư pháp vậy thì VKSND sẽ nằm ở đâu trong hệ thống cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp? Ở đây dự thảo sửa đổi đặt VKSND chung với TAND trong một chương nhưng không khẳng định riêng vai trò của VKSND mà chỉ ghi: “VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Vị thế của VKSND nằm ở đâu trong hệ thống cơ quan nhà nước vẫn chưa được làm rõ", bà Lê Thị Bình Minh phân tích.

Cùng quan điểm, đại biểu Trần Văn Bảy, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM đề nghị, Hiến pháp phải xác định rõ quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo Hiến pháp hiện hành, TAND thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, còn Quốc hội đương nhiên là cơ quan lập pháp, vậy thì VKSND đóng vai trò gì trong bộ máy nhà nước?

Ông Trần Văn Bảy lập luận, theo khoản 1, điều 112, chương VIII, Dự thảo sửa   tai game dien thoai   đổi Hiến pháp 1992: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Thế nhưng trong thực tế hiện nay ngoài thực hiện chức năng như đã nêu trên VKSND đang được Quốc hội giao thực hiện một số nhiệm vụ như đầu mối tương trợ tư pháp, hình sự dẫn độ, chủ trì liên ngành thống kê tội phạm. Vậy thì việc thành lập Viện Công tố nằm trong quyền hành hành pháp là điều cần thiết để xác định đúng đắn, phù hợp vai trò của VKSND. Việc làm này vừa tránh phủ nhận vai trò của VKSND vừa làm rõ được vai trò cụ thể của VKSND trong bộ máy nhà nước. Theo đó VKSND chỉ còn lại chức năng công tố. Bộ máy nhà nước cũng được thu gọn.

Quyền công tố là quyền năng thuộc nhánh quyền hành pháp, thực hành quyền công tố là thực hiện một trong những chức năng nói trên của quyền hành pháp. Do vậy, thực hành quyền công tố là một trong những hoạt động thể hiện rõ nét chức năng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong các chức năng nói trên của chức năng hành pháp. VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố cũng không phải là thực hiện chức năng tư pháp, do đó VKSND cũng không phải là cơ quan tư pháp.

Ở nước ta hiện nay vẫn quan niệm quyền công tố thuộc nhánh quyền tư pháp xuất phát từ việc nghiên cứu quyền tư pháp dưới góc độ tố tụng. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn còn cho rằng VKSND thuộc cơ quan có chức năng tư pháp.

Từ những điểm bất hợp lý trên, các đại biểu kỳ vọng vấn đề chức năng của VKSND sẽ được làm rõ thông qua việc tổ chức lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

 Không thể bỏ “Điều 4” 

Trước một số ý kiến cho rằng nên bỏ Điều 4 ra khỏi Hiến pháp,   phim vo thuat   các đại biểu đã cùng nhau thảo luận và đi đến quan điểm chung là: “Không thể bỏ Điều 4 trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Đại diện cử tri quận Thủ Đức, đại biểu Trần Việt Trung cho rằng, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước Việt Nam, Điều 4 của Hiến pháp sẽ tồn tại là điều tất yếu. Không thể sửa đổi và không gì có thể thay thế nó được.

Đại biểu Lê Thị Bình Minh cho rằng, Điều 4 là một trong những điểm mới được đánh giá cao. Đặc biệt tại khoản 2, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những khuyết điểm của mình. Đây là điều rất mới được đông đảo cử tri đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ mà những quy định này trở thành đạo luật gốc, phải có thiết chế để Hiến pháp có thể sử dụng để đánh giá một quyết định của Đảng như thế nào là trái với Hiến pháp và Đảng phải chịu trách nhiệm như thế nào để tạo niềm tin cho nhân dân.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch HĐND TP.HCM khẳng định quan điểm duy trì Điều 4 là đương nhiên, nhưng cần làm rõ trách nhiệm của đảng viên và tổ chức Đảng trước pháp luật và nhân dân về các quyết định của mình. Nên có một đạo luật riêng về Đảng trên giấy tờ cụ thể, chứ không thể nói chung chung được.

Trong quá trình diễn ra Hội nghị, phần lớn đại biểu tập trung vào các vấn đề quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các quy định về TAND, VKSND; chính quyền địa phương; hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp…

Hoàng Thi


xem phim chan troi mo uoc online

xem phim alice pho Cheongdamdong online

phim thái cực quyền online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét