Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Ứng phó sự cố tràn dầu trên biển: Sắp hết cảnh cha chung không ai khóc?

 (PL&XH) - Theo thống kê, trong 14 vụ tàu tràn dầu, số tiền buộc các chủ phương tiện bồi thường chỉ là 5.501 USD và 886.500.000 đồng. Đây là con số quá nhỏ so với số lượng ô nhiễm dầu xảy ra trên các vùng biển Việt Nam. 

Quyết định ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2013 được nhiều người đánh giá là “cơn mưa mùa hạ” trong “tình trạng thiếu luật” nghiêm trọng về bảo vệ tài nguyên “biển bạc” trong lĩnh vực này hiện nay. Tuy nhiên, có không ít ý kiến đề nghị về việc thành lập một Ủy ban ứng phó sự cố tràn dầu để tăng cường tính thực thi và giám sát trong hoạt động này.


Các sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường trên một khu vực rộng lớn.


Thiệt hại khôn cùng

Theo thống kê của Cục môi trường, từ năm 1987 đã xảy ra hàng trăm vụ tràn dầu ở Việt Nam, gây ra tổn thất lớn về sinh thái và kinh tế xã hội. Các nguyên nhân chính được xác định là do va chạm, quá trình bốc dỡ và đắm tàu gây ra. Gần đây là sự cố tràn dầu tàu Racer Express (quốc tịch Panama) tải trọng hơn 43.000 tấn, chủ tàu là một Cty ở Trung Quốc, do Zhang Cheng Yu làm thuyền trưởng, neo đậu tại cảng Dung Quất làm tràn một lượng dầu FO ra biển khoảng gần 1.000 lít. Khoảng 10g20 ngày 14-5-2010, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc nhận được thông tin tàu Shun An Xing, quốc tịch Trung Quốc, chở 4.868 tấn đá xẻ bị nghiêng, chìm tại khu vực biển hòn Dấu. 18 thủy thủ đã được cứu vớt, đưa vào bờ an toàn, song trên tàu còn 57,7 tấn dầu FO, 6,8 tấn dầu DO và 3 tấn dầu nhờn. Khi tàu Nhật Thuần chìm xuống tại biển Vũng Tàu do cháy, trên tàu có chứa khoảng 1.795m3 dầu cặn   tai game dien thoai   và chất thải lẫn dầu...

Theo thống kê, trong 14 vụ tàu tràn dầu, số tiền buộc các chủ phương tiện bồi thường chỉ là 5.501 USD và 886.500.000 đồng. Đây là con số quá nhỏ so với số lượng ô nhiễm dầu xảy ra trên các vùng biển Việt Nam. Các sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế của người dân. Quan trọng hơn, việc khắc phục hậu quả tràn dầu được thực hiện trước tiên bởi các cơ quan Nhà nước và hầu như do các cơ quan quản lý Nhà nước đứng ra chịu “thiệt hại”. Dẫn đến việc phần lớn các thiệt hại không được bồi thường vì các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương hầu như không có chuyên môn trong việc đánh giá mức độ thiệt hại, thiếu kinh nghiệm trong việc đòi bồi thường một cách hiệu quả.

Nguyên nhân do các biện pháp cưỡng chế thi hành vi phạm về ô nhiễm tràn dầu hiện nay hầu hết nghiêng về mệnh lệnh hành chính, số tiền phạt hầu như không đủ để răn đe với một sự cố tràn dầu lớn, vấn đề đền bù chưa được chú trọng, biện pháp khẩn cấp trong ứng cứu sự cố tràn dầu còn yếu.

Hơn nữa, việc đòi bồi thường thiệt hại khó khăn không chỉ đối với các vụ việc giữa các chủ thể trong nước mà đặc biệt đối với nhiều vụ việc do tàu nước ngoài gây ra. Các cơ quan Nhà nước thiếu một cơ chế giám sát thực thi pháp luật phòng, chống ô nhiễm do dầu, vì vậy mà hiệu lực của pháp luật trong thực tiễn không cao.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2013. Tuy có nhiều quy định nghiêm ngặt, nhưng một số ý kiến cho rằng Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu cần thiết phải có những biện pháp bổ sung mang tính đồng bộ và hiệu quả để khắc phục tình trạng trên.

Không chỉ là xử lý ngăn chặn

Một trong các quy định   phim vo thuat   quan trọng của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu. Việc phân cấp ứng phó tùy theo mức độ thiệt hại vụ tràn dầu gây ra. Tuy nhiên, việc Ủy ban quốc gia về tìm kiếm và cứu nạn kiêm luôn trách nhiệm ứng phó với sự cố tràn dầu là quy định có nhiều tranh cãi. Một số học giả trong lĩnh vực này đề nghị: Cần nhanh chóng thành lập Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu. Theo đó, tình trạng thực tế các sự cố tràn dầu chỉ mới dừng lại ở việc xử lý ngăn chặn, còn những vấn đề khắc phục thiệt hại trong tương lai, hầu như không được giải quyết sẽ được một cơ quan đặc biệt như Ủy ban quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu chịu trách nhiệm giám sát.

Từ đó, tình trạng các vụ kiện đòi bồi thường bị hành chính hóa trước đây dẫn đến thiếu tính răn đe sẽ được khắc phục. Để pháp luật được thực thi hiệu quả, cần phải tăng cường công tác giám sát và quản lý, xử lý kịp thời các vi phạm gây ô nhiễm biển do dầu. Vì vậy, yêu cầu một cơ quan chuyên môn về giải quyết các tranh chấp, vụ việc là rất cần thiết.

Ở một số quốc gia, các vụ tràn dầu thường có mức bồi thường dân sự rất lớn. Ngày 27-2, bắt đầu diễn ra phiên xử vụ giàn khoan dầu sâu nhất thế giới Deepwater Horizon của Tập đoàn Dầu khí BP trên vịnh Mexico phát nổ khiến 11 công nhân thiệt mạng và khoảng 4,9 triệu thùng dầu loang trên biển. Trong 2 năm, BP đã chi gần 10 tỷ USD bồi thường về tài sản, kinh tế và sức khỏe cho bên nguyên đơn gồm hơn 100.000 cá nhân và doanh nghiệp liên quan. Số tiền chi trả thực tế dự đoán sẽ còn cao hơn nhiều sau khi phiên tòa kết thúc.



Anh Hùng


Cheongdam-dong Alice

phim vòng quay hạnh phúc

phim chân trời mơ ước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét