Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

"Chạy việc làm hỏng người"

(Kienthuc.net.vn) - Là những người từng trải, người thì cho rằng có tiền cũng không nên chạy việc vì nó làm hỏng con người nhưng cũng có người lại cho rằng, dù gia đình khó khăn nhưng có công việc ổn định thì nên cố gắng chạy vì nó tốt cho tương lai con cháu.

Trên đây là ý kiến của một số công dân Thủ Đô ưu tú 2012 chia sẻ về phát ngôn "Dưới 100 triệu không có chuyện vào công chức".

100 triệu mà công việc ổn định, nông dân cũng cố chạy

Công dân Thủ đô ưu tú 2012 Lê Đức Giáp ở Cao Viên, huyện Thanh Oai cho hay, các con ông đều theo “nghiệp của cha” làm nghề trồng trọt nên không phải lo khoản “chạy việc”.

“Hai anh con trai nhà tôi đều làm vườn giống bố. Hồi học hết lớp 12, chúng nó cũng thi ĐH nhưng trượt. Nhà thì neo người, công việc lại nhiều, phải đi thuê mướn người làm vừa tốn kém lại không yên tâm nên gia đình định hướng cho chúng làm ở nhà luôn. Nghề nào cũng là nghề. Làm nông nghiệp mà làm chuẩn thì cũng ổn”, ông Giáp chia sẻ.

Đề cập đến mức phí trăm triệu để lo một suất công chức, ông Giáp cho rằng, đây là một số tiền lớn với nông dân, không phải nhà nào cũng có. Thế nhưng, nếu có “người lo giúp” mà công việc ổn định, đúng sở trường thì cũng cố lo cho con.

Ông Lê Đức Giáp - nông dân xã Cao Viên, huyện Thanh Oai – công dân Thủ đô ưu tú 2012.

“Nông dân chúng tôi làm được đồng tiền khó khăn lắm. Như gia đình tôi, làm nghề trồng cây ăn quả, nếu thời tiết thuận lợi thì còn có thu nhập chứ nhiều gia đình khó khăn lắm. Chúng tôi nuôi con học hành đã mệt rồi mà còn phải bỏ tiền xin việc nữa thì vất vả quá! Nhưng trong điều kiện hiện nay, chỗ làm nhà nước còn ít, nếu có “người lo giúp” mà được công việc ổn định thì cũng cố lo để chạy”, ông Giáp chia sẻ.
Trả lời câu hỏi “nông dân không có tiền thì cố chạy làm gì? Lương cũng chỉ 3 cọc ba đồng”, ông Giáp nói: “Nếu nghề nghiệp, đúng sở thích thì cũng nên cố gắng để chạy. Dù sao có chỗ cố định vẫn hơn, lúc đầu lương thấp nhưng sau này sẽ có cơ hội thăng tiến, ổn định”.
“Nếu như các con đã vào được các trường, học hành tử tế nếu lúc ra chưa có chỗ thì nên cố gắng tạo điều kiện cho con cái. Nghỉ vài năm ở nhà hoặc làm trái ngành, trái nghề nó phí đi”, ông Giáp nói tiếp.
Chia sẻ nguyện vọng, ông Giáp chỉ mong nhà nước sớm có chế độ để con em ra trường có việc làm luôn mà không phải qua khâu “chạy chọt”. “Nhà nước nên có chính sách khuyến khích con em nông dân học tập chứ như hiện nay khó khăn lắm. Nhiều cháu ra có bằng cử nhân nhưng gia đình không có tiền lo việc, phải bán nước chè ở vỉa hè, đi làm công nhân thì uổng phí lắm”, ông Giáp giãi bày.
“Chạy việc làm hỏng người”

Bà Tạ Ngọc Thúy là một trong mười công dân Thủ đô ưu tú 2012.

Đó là khẳng định của bà Tạ Ngọc Thúy, (Tổ trưởng Tổ dân phố số 26, khu dân cư Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) – một trong mười công dân thủ đô ưu tú 2012. Ý kiến này hoàn toàn đối lập với suy nghĩ của ông Giáp.

Bà Thúy cho rằng, các cơ quan tồn tại hiện tượng chạy việc như vậy là không thể chấp nhận được. Không phải ai cũng có tiền để chạy việc. Nguy hiểm hơn, nó có thể làm hỏng con người.
“Nếu có năng lực thật sự thì phải cố gắng, chứ cứ phải trả tiền để vào làm việc thì chết. Tôi không bao giờ chấp nhận chuyện chạy chọt, trượt chỗ này thì tìm chỗ khác thi tiếp. Có tiền tôi cũng không chạy cho con cho cháu vì chỉ làm hư hỏng nó đi. Gia đình đã nuôi ăn học tốn kém rồi, ra trường phải tự vận động mà tìm việc chứ lại chờ gia đình chạy việc cho nữa thì khá lên làm sao được”, bà Thúy thẳng thắn.
Bà Thúy tiết lộ, một cháu nội của bà đang ở giai đoạn chờ việc nhưng bà quyết không “chạy” dù gia đình có tiền và được “gợi ý”.
“Có chỗ đã gợi ý gia đình bỏ ra 100 – 200 triệu để họ lo cho nhưng tôi không đồng ý. Thậm chí có nơi, cháu nó tự thi đỗ, vào thử việc được 2 ngày thì lại bảo là có người khác rồi. Người ta chạy tiền mà, còn cháu tôi thì bằng năng lực. Những cơ quan tồn tại chuyện này là không thể chấp nhận được”, bà Thúy bức xúc tâm sự.
Bà Thúy cho rằng, đất nước muốn phát triển phải có nhân tài dồi dào, muốn vậy mọi việc xét tuyển phải thực hiện công bằng, đúng quy chế.

"Không nhất thiết phải là công chức "
Dù có con sắp tốt nghiệp ĐH nhưng chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 1 Công ty TNHH Nhà nước MTV Thoát nước Hà Nội không suy nghĩ nhiều đến chuyện xin việc cho con. Chị cho biết, con chị học lĩnh vực nghệ thuật và đã cộng tác với nhiều chương trình của các nhà thiết kế nổi tiếng nên có thể khi ra trường sẽ xin vào làm việc ở một số công ty tư nhân chứ chưa nghĩ đến vào cơ quan nhà nước.

Chia sẻ quan điểm về “phí 100 triệu cho 1 suất công chức”, chị Hiền cho rằng, hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số cơ quan và do quan điểm của từng người chứ không phải ai đỗ công chức cũng nhờ tiền.
Tuy nhiên, chị Hiền cũng cho rằng, hiện cơ hội tìm việc làm ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng rất nhiều nên không nhất thiết phải vào cơ quan nhà nước bằng mọi giá.
“Tôi tôn trọng quyết định, lựa chọn của con cái. Quan trọng công việc đó, cơ quan đó phải phù hợp với sở trường, niềm đam mê và tạo điều kiện phát triển khả năng của cháu. Có năng lực thực sự, làm việc tốt thì chỗ nào cũng có thể làm lâu dài”, chị Hiền khẳng định.

Khánh Tường

Ảnh: Dân Trí

Bài đang đọc nhiều

tai game dien thoai conggameviet

game online mobile

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

mỹ phẩm the face shop

  

my pham han quoc shoptainha

 my pham han quoc the face shop

 

ban de laptop shoptainha

bàn để laptop

 

tui dung laptop shoptainha

tui dung laptop gia re

 

Nguồn: kienthuc.net.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét