Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

“Chợ sẽ còn gắn bó với người tiêu dùng Việt thêm 50-70 năm nữa”

Kể cả ở khu vực thành thị, chợ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động mua sắm của người dân thêm vài thập kỷ nữa.

Sau 5 năm gia nhập WTO, hệ thống bản lẻ tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Tại nhiều thành phố lớn, các loại hình bán lẻ hiện đại đang mọc lên ngày càng nhiều. Các hệ thống siêu thị như Saigon Coop, Fivimart, Intimex, Big C,.. mọc lên ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các khu vực quanh 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ các siêu thị bán hàng tổng hợp, những nhóm bán lẻ chuyên doanh cũng đã bắt đầu xuất hiện như Fahasa (Sách báo, văn hóa phẩm…), Vàng Đá quý Sài Gòn (SJC), Bán lẻ lương thực VNF1, Mê Linh Plaza (Nội thất), VinatexMart (quần áo), ...

Những trung tâm mua sắm như Diamond, Lotte, Parkson, Pico Plaza, các siêu thị điện máy của Nguyễn Kim, Trần Anh, Topcare,.. cũng mọc lên nhiều hơn. Mạng lưới phân phối bán lẻ của các nhà sản xuất như Vinamilk (sữa), Unilever Việt Nam (tiêu dùng nhanh), May 10, Việt Tiến, Bitis,… ngày càng rộng khắp.

Sự xuất hiện của những trung tâm mua sắm, những cửa hàng tiện lợi này đã cho thấy sự chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống (chợ) sang bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh,…).

Theo ôngĐào Xuân Khương – Chủ tịch HĐQT KCP, người có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam, người tiêu dùng hiện đang có sự chuyển dịch mạnh hướng mua sắm, từ những chợ truyền thống sang siêu thị hiện đại. “Nếu khoảng năm 2000, có 90% dân số mua sắm tại chợ và chỉ 10% chọn mua sắm tại siêu thị thì đến năm 2010, con số này đã là 70% dân số mua sắm tại chợ và 30% mua sắm tại siêu thị. Nếu chỉ tính riêng ở khu vực các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh thì tỉ lệ người tìm đến siêu thị chắc chắn còn lớn hơn”, ông Khương cho biết.

Tuy nhiên dù các loại hình kinh doanh hiện đại, dù có những bước tiến đáng kể, nhưng vẫn chưa thể thay thế chợ. Bà Đinh Thị Mĩ Loan, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, bán lẻ hiện đại hiện mới chỉ chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ cả nước. Trong đó cao nhất là ở Tp Hồ Chí Mnh với 40 – 42% thị trường, còn ở Hà Nội mới chỉ khoảng 13%.

Nhiều địa phương trong thời gian qua, trong đó có cả Hà Nội đã tiến hành cải tạo chợ thanh trung tâm thương mại, nhưng việc cải tạo này không đem lại hiệu quả. Những khu chợ sau khi được xây dựng lại thành trung tâm thương mại không thu hút được tiểu thương đến kinh doanh nên rất vắng khách. Chợ hàng Da hay chợ Cửa Nam sau khi cải tạo là những ví dụ điển hình.

Ở khu vực nông thôn, nơi chiếm tới 2/3 dân số, chợ truyền thống vẫn hoàn toàn áp đảo. Tính đến cuối năm 2012, có tổng cộng 8700 chợ trên địa bàn cả nước (tăng 1% so với năm 2011), trong đó có gần 6.800 chợ ở khu vực nông thôn chiếm 78%. Bên cạnh chợ, vẫn còn hàng trăm nghìn cửa hiệu, sạp hàng nhỏ lẻ, hộ gia đình… hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ.

Ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam vẫn xoay quanh chợ, và thói quen này sẽ còn tiếp tục duy trì, ít nhất là 5 7 chục năm nữa. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, việc cải tạo lại hế thống chợ cũng hết sức quan trọng.

“Chợ vẫn là địa điểm chính của người dân khi cần mua sắm. Vì thế cải tạo chợ như thế nào rất quan trọng. Chúng ta phải có những chính sách hỗ trợ cả các tiểu thương, những người buôn bán trong các khu chợ chứ không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp lớn”, ông Phú nhận định

Trang Lam

Theo TTVN


tai game dien thoai conggameviet

game online mobile

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

mỹ phẩm the face shop

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc

my pham han quoc shoptainha

 

bàn để laptop

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: biz.cafef.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét