Không chỉ vậy, các trang mạng cũng đầy ắp các thông tin tuyển dụng, nhưng trong vô vàn những công việc đó người lao động thời vụ có tìm được công việc phù hợp và đáp ứng lợi ích chính đáng của mình hay chưa?
Sôi động lao động phổ thông dịp cuối năm
Cuối năm, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng như các chi phí sinh hoạt tăng lên, khiến nhiều người ngoại tỉnh “đua nhau” lên các TP để kiếm thêm thu nhập. Đồng thời, nhu cầu về nhân lực thời vụ tại các nhà hàng, cửa hàng đều tăng cao.
Phần lớn lao động nam đều chọn cho mình những công việc như sơn sửa nhà, xe ôm, bốc vác…. Bác Sơn, quê ở Hải Dương chia sẻ, thời gian này ở quê cũng khá “nông nhàn” nên tôi cùng vài người lên đây làm xe ôm từ tháng 9. Công việc rất vất vả, có hôm tôi phải chạy xe đến gần sáng… Thôi đành chịu khó một chút, đến cuối năm còn có tí tiền cho vợ sắm Tết”.
Còn với nhiều phụ nữ, công việc mà họ lựa chọn thường là nấu cơm cho phụ hồ, giúp việc và dọn dẹp nhà cửa, bán hàng quần áo ở chợ, rửa bát ở các quán ăn, bán hoa quả…Mức độ công việc không nặng nhọc như của nam giới nhưng nó vẫn “chất chứa” không ít nỗi nhọc nhằn. Chị Hoa (35 tuổi, quê ở Nam Định) hiện đang rửa bát tại một cửa hàng ăn uống tại quận Cầu Giấy, cho biết, cứ tháng 11 dương lịch hàng năm, chị lại lên Hà Nội rửa bát cho một số nhà hàng, quán ăn. Những năm trước, thu nhập trong vài tháng cuối năm cũng giúp cho chị cùng gia đình có một cái Tết đầm ấm và vui vẻ. Đồng thời, các cháu cũng có quần áo mới để “diện” và đi chơi cùng bạn bè.
Có lẽ, nhu cầu làm thêm công việc thời vụ vào những tháng cuối năm của các lao động phổ thông ngày càng tăng, không chỉ các lao động nông thôn mà ngay cả trong giới học sinh, sinh viên.
.... Thận trọng trước nhiều mối lo
Nhiều bạn sinh viên trong thời gian đi học cũng tự tìm và làm thêm tại một số Cty, vừa lấy kinh nghiệm vừa để có thêm thu nhập cho bản thân. Bạn Bùi Nhung, SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền bày tỏ, từ những năm đầu ĐH bạn đã cộng tác với một số tạp chí, báo và các trang web để viết bài, luyện tập và nâng cao khả năng của bản thân. Công việc đó không những giúp Nhung rèn luyện kiến thức đã học mà còn có thêm khoản tiền giúp bạn trang trải một phần sinh hoạt hàng ngày cũng như có thể mua sắm thêm đồ dùng Tết cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như Nhung, bạn Thắm, SV ĐH Thương mại ngậm ngùi cho biết, bạn đã đi tìm một trung tâm giới thiệu việc làm trên quận Cầu Giấy với hi vọng sẽ kiếm được một công việc ưng ý. Sau khi đóng 300.000 đồng tiền “phí dịch vụ”, Thắm được giới thiệu đến làm kinh doanh cho một Cty ở quận Đống Đa, nhưng hóa ra đây là một Cty bán hàng đa cấp, yêu cầu bạn phải bỏ ra 4 triệu đồng để mua một bộ sản phẩm. Bạn đành từ bỏ công việc này và cũng chịu mất không số tiền đặt cọc. Không chỉ những sinh viên như bạn mà phần lớn các lao động nông thôn ra TP làm việc đều rất dễ “chịu thiệt” trước những công việc thời vụ như vậy, những công việc không có hợp đồng lao động.
Chỉ thông qua những “lời hứa”, sự thỏa thuận bằng miệng chứ không hề có một hợp đồng hay một thỏa thuận nào đó bằng văn bản. Do đó, quyền lợi chính đáng của khá nhiều lao động kiểu này không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp. Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc bị “chủ” xù tiền lương, không trả lại tiền đặt cọc,... đã và đang diễn ra phổ biến mà người lao động luôn là người chịu nhiều thiệt thòi.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân mình, mỗi người lao động nên cảnh giác trước những mánh khóe lừa lọc qua các trung tâm môi giới thiệu việc làm không có uy tín hay những cơ sở làm ăn không chính đáng.
Nguyễn Tuấn
Sôi động lao động phổ thông dịp cuối năm
Cuối năm, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng như các chi phí sinh hoạt tăng lên, khiến nhiều người ngoại tỉnh “đua nhau” lên các TP để kiếm thêm thu nhập. Đồng thời, nhu cầu về nhân lực thời vụ tại các nhà hàng, cửa hàng đều tăng cao.
Phần lớn lao động nam đều chọn cho mình những công việc như sơn sửa nhà, xe ôm, bốc vác…. Bác Sơn, quê ở Hải Dương chia sẻ, thời gian này ở quê cũng khá “nông nhàn” nên tôi cùng vài người lên đây làm xe ôm từ tháng 9. Công việc rất vất vả, có hôm tôi phải chạy xe đến gần sáng… Thôi đành chịu khó một chút, đến cuối năm còn có tí tiền cho vợ sắm Tết”.
Còn với nhiều phụ nữ, công việc mà họ lựa chọn thường là nấu cơm cho phụ hồ, giúp việc và dọn dẹp nhà cửa, bán hàng quần áo ở chợ, rửa bát ở các quán ăn, bán hoa quả…Mức độ công việc không nặng nhọc như của nam giới nhưng nó vẫn “chất chứa” không ít nỗi nhọc nhằn. Chị Hoa (35 tuổi, quê ở Nam Định) hiện đang rửa bát tại một cửa hàng ăn uống tại quận Cầu Giấy, cho biết, cứ tháng 11 dương lịch hàng năm, chị lại lên Hà Nội rửa bát cho một số nhà hàng, quán ăn. Những năm trước, thu nhập trong vài tháng cuối năm cũng giúp cho chị cùng gia đình có một cái Tết đầm ấm và vui vẻ. Đồng thời, các cháu cũng có quần áo mới để “diện” và đi chơi cùng bạn bè.
Có lẽ, nhu cầu làm thêm công việc thời vụ vào những tháng cuối năm của các lao động phổ thông ngày càng tăng, không chỉ các lao động nông thôn mà ngay cả trong giới học sinh, sinh viên.
.... Thận trọng trước nhiều mối lo
Nhiều bạn sinh viên trong thời gian đi học cũng tự tìm và làm thêm tại một số Cty, vừa lấy kinh nghiệm vừa để có thêm thu nhập cho bản thân. Bạn Bùi Nhung, SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền bày tỏ, từ những năm đầu ĐH bạn đã cộng tác với một số tạp chí, báo và các trang web để viết bài, luyện tập và nâng cao khả năng của bản thân. Công việc đó không những giúp Nhung rèn luyện kiến thức đã học mà còn có thêm khoản tiền giúp bạn trang trải một phần sinh hoạt hàng ngày cũng như có thể mua sắm thêm đồ dùng Tết cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như Nhung, bạn Thắm, SV ĐH Thương mại ngậm ngùi cho biết, bạn đã đi tìm một trung tâm giới thiệu việc làm trên quận Cầu Giấy với hi vọng sẽ kiếm được một công việc ưng ý. Sau khi đóng 300.000 đồng tiền “phí dịch vụ”, Thắm được giới thiệu đến làm kinh doanh cho một Cty ở quận Đống Đa, nhưng hóa ra đây là một Cty bán hàng đa cấp, yêu cầu bạn phải bỏ ra 4 triệu đồng để mua một bộ sản phẩm. Bạn đành từ bỏ công việc này và cũng chịu mất không số tiền đặt cọc. Không chỉ những sinh viên như bạn mà phần lớn các lao động nông thôn ra TP làm việc đều rất dễ “chịu thiệt” trước những công việc thời vụ như vậy, những công việc không có hợp đồng lao động.
Chỉ thông qua những “lời hứa”, sự thỏa thuận bằng miệng chứ không hề có một hợp đồng hay một thỏa thuận nào đó bằng văn bản. Do đó, quyền lợi chính đáng của khá nhiều lao động kiểu này không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp. Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc bị “chủ” xù tiền lương, không trả lại tiền đặt cọc,... đã và đang diễn ra phổ biến mà người lao động luôn là người chịu nhiều thiệt thòi.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân mình, mỗi người lao động nên cảnh giác trước những mánh khóe lừa lọc qua các trung tâm môi giới thiệu việc làm không có uy tín hay những cơ sở làm ăn không chính đáng.
Nguyễn Tuấn
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
tui dung laptop shoptainha
Nguồn: phapluatxahoi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét